Đáp
án tham khảo
Câu
1: (2.5 điểm)
Chính
sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai: cơ sở, nội dung, mục
tiêu, biện pháp và kết quả.
- Sau chiến tranh thế
giới thứ hai, Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh toàn cầu với tham vọng làm bá
chủ thế giới.
- Cơ sở của chính sách
đó là tiềm lực kinh tế - tài chính của nước Mỹ với một lực lượng quân sự hùng hậu.
- Chiến lược toàn cầu
được thực hiện và điều chỉnh qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới tên gọi các học
thuyết khác nhau, nhằm thực hiện 3 mục tiêu chủ yếu: một là, ngăn chặn và tiến
tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới; hai là, đàn áp phong trào giải phóng
dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến
tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới; ba là, khống chế, chi phối các nước
tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ.
- Để thực hiện những mục
tiêu trên, Mĩ đã tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện
trợ, lập các khối quân sự, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược…gây ra cuộc
chiến tranh lạnh kéo dài hơn 4 thập kỷ.
- Tuy đã thực hiện được
một số mưu đồ, nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất
bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Sau khi Liên Xô sụp đổ
(1991), các giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để
xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng
giữa tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có khoảng cách không nhỏ.
Câu 2: (2.5 điểm)
Trong
thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX, những sự kiện nào biểu hiện xu thế hòa hoãn
giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa? Quan hệ ở các nước Đông Nam
Á trong thời gian này có gì thay đổi phù hợp với xu thế trên?
-
Những
sự kiện biểu hiện xu thế hòa hoãn giữa 2 phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ
nghĩa trong hai thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX.
+
Từ
đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu hướng hòa hoãn Đông-Tây đã xuất hiện với những
cuộc gặp gỡ thương lượng Xô-Mĩ, mặc dù còn những diễn biến phức tạp.
+
Trên
cơ sở những thỏa thuận Xô-Mĩ, ngày 9/11/1972, hai nước Cộng hòa Dân chủ Đức và
Cộng hòa Liên bang Đức đã kí kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở của quan hệ
giữa Đông Đức và Tây Đức. Nhờ đó, tình hình căng thẳng ở châu Âu giảm đi rõ rệt.
+
Cũng
trong năm 1972, hai siêu cường Liên Xô và MĨ đã thỏa thuận việc hạn chế vũ khí
chiến lược và kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM)
ngày 26/5, sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược
(SALT-1).
+
Đầu
tháng 8/1975, 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Canada kí kết Định ước
Henxinki. Định ước Henxinki (1975) đã tạo nên một cơ chế giải quyết
các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này.
+
Cùng
với việc sự kiện trên, từ đầu những năm 70, hai siêu cường Xô-Mĩ đã tiến hành
những cuộc gặp cấp cao, nhất là từ khi M. Goocbachốp lên cầm quyền ở Liên Xô
năm 1985.
+ Tháng 12/1989, trong
cuộc gặp không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo M.
Goocbachốp và GBusơ (cha) đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
- Dưới tác động của xu
thế hòa hoãn Đông – Tây, quan hệ giữa các nước Đông Nam Á cũng có nhiều thay đổi.
+ Việc Mỹ rút khỏi chiến
tranh Việt Nam kéo theo sự tan rã của khối SEATO đã chấm dứt tình trạng một số
nước như Thái Lan, Phi-lip-pin dính líu vào Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi
cho việc bình thường hóa quan hệ giữa các nước sáng lập ASEAN và các nước Đông
Dương.
+ Trong bối cảnh đó, các
nước Đông Nam Á đã lấy hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế làm trọng tâm,
điều đó được thể hiện thông qua việc 5 nước ASEAN ký Hiệp ước Bali (2/1976).
+ Sau nhiều năm quan hệ
trong khu vực trở nên căng thẳng bởi vấn đề Campuchia, đến năm 1989 Việt Nam
rút hết quân khỏi Campuchia, mở ra thời kỳ mới cho quan hệ giữa các nước Đông
Nam Á.
Câu
3: (2.5 điểm)
Những
khả năng nào đặt ra cho Việt Nam giữa thế kỷ XIX trước cuộc khủng hoảng trong
nước và mối nguy cơ đe dọa từ bên ngoài? Trên cơ sở trình bày chính sách bảo thủ
của nhà Nguyễn về đối nội và đối ngoại. Em có nhận xét gì về chính sách đó?
-
Giữa
thế kỷ XIX, trước cuộc khủng hoảng trong nước và mối nguy cơ đe dọa từ bên
ngoài, Việt Nam đứng trước các khả năng sau:
+
Một
là, tiếp tục duy trì những chính sách cũ, để đất nước vào tình trạng suy yếu,
trở thành món mồi ngon cho chủ nghĩa thực dân phương Tây.
+
Hai
là, đổi mới, canh tân đất nước, để có đủ sức mạnh chống chọi lại sự xâm lược của
các nước phương Tây.
- Chính sách bảo thủ của
nhà Nguyễn:
+ Về chính trị: Quyền lực
tập trung vào tay vua, chỗ dựa vững chắc của nhà nước là giai cấp địa chủ. Tư
tưởng Nho giáo được đề cao. Trật tự phong kiến được coi là bất di bất dịch.
+ Về kinh tế: Ruộng đất
hầu hết nằm trong tay địa chủ. nông nghiệp không được chăm lo trở nên sa sút, Xu hướng độc quyền công thương của Nhà nước đã
hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại; nạn mất mùa đói kém diễn ra
liên miên; đời sống nhân dân khó khăn, các cuộc khởi nghĩa chống triều đình
liên tục nổ ra.
+ Về quân sự: Nền quốc
phòng không được củng cố, quân sự lạc hậu không đủ sức chống trả với vũ khí hiện
đại của các nước phương tây. Đặc biệt việc cấm đạo, giết đạo đã gây ra những
mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng
chiến sau này.
+ Về đối ngoại: Chính
sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn khuyến khích cho nước ta bị cô lập với
thế giới bên ngoài. Đối với Pháp, nhà Nguyễn khước từ mọi quan hệ. Và nhất là
việc cấm đạo và đuổi các giáo sĩ phương Tây đã tạo nên cái cớ cho thực dân pháp
nổ súng xâm lược nước ta.
- Những chính sách đối
nội và đối ngoại bảo thủ của nhà Nguyễn đã đẩy đất nước vào tình trạng suy yếu,
kiệt quệ, bên trong thì nhân dân bất mãn, bên ngoài thì bị cô lập, dẫn đến nguy
cơ bị xâm lược và không giữ được độc lập trước chủ nghĩa thực dân phương tây.
Câu
4: (5 điểm)
a.
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc Việt Nam theo
khuynh hướng nào? Nêu những điều kiện chủ quan và khách quan tác động đến sự lựa
chọn ấy?
- Tháng 7/1920 Nguyễn
Ái Quốc đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của Lê nin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Luận
cương đã giúp Người tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. Tháng 12/1920
tại đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc
tế cộng sản và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Từ đây, Nguyễn Ái Quốc đã
xác định con đường giải phóng dân tộc Việt Nam là con đường cách mạng theo
khuynh hướng vô sản.
- Điều kiện tác động đến
sự lựa chọn ấy:
+ Điều khiện khách
quan: Trong nước, phong trào yêu nước và cách mạng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
diễn ra theo khuynh hướng phong kiến và tư sản đều thất bại. Đòi hỏi phải có một
con đường cứu nước mới. Trên thế giới, cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 diễn
ra thành công, đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới diễn ra thắng
lợi, đã mở ra hướng đi mới cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa.
+ Điều kiện chủ quan:
Nguyễn Ái Quốc trong quá trình tìm đường cứu nước đã nhận ra rằng cách mạng
theo con đường tư sản là không triệt để, ở các nước tư bản, người lao động bị
bóc lột. Và chỉ có cách mạng tháng Mười Nga mới thực sự giải phóng được người
dân lao động khỏi áp bức, bóc lột. Từ đó, Người hoàn toàn tin tưởng và đi theo
con đường của cách mạng tháng Mười Nga.
b.
Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào Việt Nam
được trình bày trong những tài liệu nào? Lý luận cách mạng đó có ý nghĩa như thế
nào đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Lý luận cách mạng giải
phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá vào Việt Nam được trình bày
trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, báo Thanh niên (1925) và tác phẩm
Đường Kách mệnh (1927).
- Ý nghĩa đối với sự ra
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:
+ Lý luận cách mạng giải
phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được trang bị cho cán bộ Hội Việt nam cách mạng
thanh niên để tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân. Từ
đó thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, đặc
biệt là phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản, tạo điều kiện thuận lợi
cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Lý luận cách mạng giải
phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc chính là sự chuẩn bị về mặt lý luận, tư tưởng
chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Lý luận cách mạng giải
phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc chính là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê
nin vào thực tiễn nước ta. Chủ nghĩa Mác Lênin cùng với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước chính là nguồn gốc dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Cậu
5: (1.5 điểm)
Điều
kiện lịch sử nào đã đòi hỏi cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1939-1945 phải đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
- Điều kiện quốc tế:
+ Ngày 1-9-1939, chiến
tranh thế giới thứ II bùng nổ, trong đó Pháp là nước tham chiến. Chính phủ Pháp
thi hành một loạt các biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong
trào cách mạng thuộc địa.
+ Tháng 6-1940, Đức tấn
công Pháp và Chính phủ Pháp đã đầu hàng. Ngày 22-6-1941, quân phát xít Đức tấn
công Liên Xô. Từ khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, tính chất chiến tranh đế quốc
chuyển thành cuộc chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột
với các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu.
- Tình hình trong nước:
+ Ở Đông Dương, thực
dân Pháp thi hành chính sách thời chiến rất phản động: thẳng tay đàn áp phong
trào cách mạng của nhân dân ta, tập trung lực lượng đánh vào Đảng Cộng sản Đông
Dương. Thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” tăng cường vơ vét sức người, sức
của phục vụ chiến tranh, bắt lính sang Pháp làm bia đỡ đạn.
+ Lợi dụng sự thất thủ
của Pháp ở Đông Dương, tháng 9-1940 Nhật Bản cho quân xâm lược Đông Dương, Pháp
nhanh chóng đầu hàng và dâng Đông Dương cho Nhật.
+ Chịu cảnh “một cổ hai
tròng” đời sống của nhân dân Việt Nam lâm vào cảnh ngột ngạt về chính trị, bần
cùng về kinh tế. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với Pháp, Nhật và tay sai phản
động ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
- Trong bối cảnh đó,
Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp hội nghị lần thứ 6 (11-1939), lần thứ 7
(11-1940) và đặc biệt là lần thứ 8 (5-1941). Trên cơ sở nhận định khả năng diễn
biến của chiến tranh thế giới lần thứ hai và căn cứ vào tình hình cụ thể ở
trong nước, BCH Trung ương đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và tích cực chuẩn bị cho cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc.
Câu
6: (3.5 điểm)
Chứng minh thắng lợi của cách mạng tháng Tám
năm 1945 ở Việt Nam là kết quả của 15 năm (1930-1945) đấu tranh chuẩn bị lực lượng
của Đảng Cộng sản Đông Dương?
- Thứ nhất, Đảng chuẩn bị về chủ trương, đường lối cách mạng và chủ động
chuyển hướng chỉ đạo chiến lược khi có thay đổi tình hình.
+ Nếu như trong cao trào 1930 – 1931, Luận cương chính trị tháng 10/1930
của Đảng chủ trương phải tiến hành song song 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống
phong kiến, thì qua quá trình đấu tranh cách mạng, đặc biệt, từ Hội nghị trung
ương 6 (11/1939) đến Hội nghị trung ương 8 (5/1941), Đảng ta đã nêu cao nhiệm vụ
giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng trước tiên của cách mạng
Đông Dương.
+ Đường lối đúng đắn giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc đã dẫn đường
cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp đuổi Nhật,
giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân.
- Thứ hai, Đảng lãnh đạo chuẩn bị tích cực mọi mặt cho tổng khởi nghĩa
giành chính quyền
+ Trong việc xây dựng lực lượng chính trị: Đảng ta đều chủ trương thành
lập Mặt trận để đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân đấu tranh, phù
hợp với tình thế cách mạng. Từ hình thức Mặt trận đầu tiên là Hội phản đế đồng
minh trong phong trào 1930 – 1931 đến Mặt trận dân chủ Đông Dương (6/1938)
trong phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, rồi thành lập Mặt trận
thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (11/1939), Việt Nam độc lập đồng minh
(5/1941) khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và chủ nghĩa phát xít đang trở
thành họa của thế giới để tập hợp mọi giai cấp, mọi đảng phái, dân tộc, tôn
giáo...không phân biệt tuổi tác, giới tính...miễn là có lòng yêu nước vào các
đoàn thể cứu quốc để đấu tranh chung dưới một ngọn cờ thống nhất nhằm mục tiêu
giải phóng dân tộc. Mặt trận Việt Minh với các hội phản đế chính là lực lượng
chính trị hùng hậu trực tiếp thực hiện cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.
+ Về xây dựng lực lượng vũ trang: Từ sau Hội nghị trung ương lần thứ 8
(5/1941) công tác chuẩn bị lực lượng vũ trang cho tổng khởi nghĩa được tiến
hành khẩn trương. Từ 1941-1944 các trung đội Cứu quốc quân I,II,III lần lượt ra
đời. Ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập.
Đến tháng 5/1945 Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc kỳ đã hợp nhất hai lực lượng thì
hợp nhất thành Việt Nam Giải phóng quân, cùng với lực lượng quần chúng tham gia
tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.
+ Trong việc căn cứ địa cách mạng: từ năm 1940-1941, Đảng cho thành lập
hai căng cứ địa đầu tiên là Bắc Sơn-Võ Nhai và Cao Bằng. Ngày 4/6/1945 Khu giải
phóng Việt Bắc gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Hà Giang và một số vùng phụ cận được thành lập, trong đó Tân Trào được
chọn làm thủ đô. Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của cách mạng
nước ta và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.
- Thứ ba, Đảng ta đã nhạy bén, chủ động, nhanh chóng chớp thời cơ lãnh đạo
toàn dân đứng lên giành chính quyền
Khi Thời cơ cách mạng xuất hiện từ ngày 14 đến
15/8/1945 Đảng họp Hội nghị toàn quốc tại Tân Trào-Tuyên Quang và sau đó triệu
tập Đại hội quốc dân đc triệu tập đại hội quyết định phát động toàn dân tổng khởi
nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Cách mạng tháng Tám 1945 nhờ vậy mới diễn
ra nhanh chóng thắng lợi và ít đổ máu.
Như vậy, thắng lợi thắng lợi của cách mạng
tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là kết quả của 15 năm (1930-1945) đấu tranh chuẩn
bị lực lượng của nhân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu
7: (2.5 điểm)
Trong
giai đoạn 1945-1954, những thắng lợi quân sự nào của nhân dân Việt Nam đã đập
tan các kế hoạch chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp? Phân tích mối quan hệ
giữa chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 với việc ký Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông
Dương?
-
Những
thắng lợi quân sự nào của nhân dân Việt Nam đã đập tan các kế hoạch chiến tranh
xâm lược của thực dân Pháp trong giai đoạn 1945-1954.
+
Thắng
lợi của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 đập tan kế hoạch tấn công căn cứ
địa Việt Bắc, nhanh chóng kết thúc chiến tranh của tướng Bôlae.
+
Thắng
lợi của chiến dịch Biên Giới thu đông năm 1950 đập tan kế hoạch Rơ-ve.
+
Thắng
lợi của các chiến dịch Trung du, Hòa Bình, Tây Bắc…trong những năm 1951-1953 đập
tan kế hoạch Đờ Lát đơ Tat1xinhi.
+
Thắng
lợi của chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ
đã đánh bại kế hoạch Nava.
-
Chiến
thắng Điện Biên Phủ 1954 là thắng lợi quân sự to lớn nhất, quyết định trực tiếp
đến việc triệu tập hội nghị và ký kết Hiệp định Giơnevơ. Ngày 8/5/1954, một
ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ hội nghị bắt đầu thảo luận với sự tham gia của
phái đoàn Việt Nam. Ngày 21/7/1954 Hiệp định Giơnevơ được ký kết. Chiến thắng
Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ đã buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh, lập
lại hòa bình ở Đông Dương.
Hoài Thương
gastmiflavma Jordan Lee https://wakelet.com/wake/W7oc7UbBtFSBoqh2aw6ZO
Trả lờiXóaacsotderi
UtorteKinse-2001 Lori Nance CorelDRAW
Trả lờiXóaNetBalancer
WinZip
tersdediscse