ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ TỈNH CẦN THƠ NĂM HỌC 2017 – 2018
ĐÁP ÁN
THAM KHẢO
Câu 1. (3,0 điểm)
Tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống
xâm lược thời nhà Lí (1075-1077). Phân tích nét độc đáo về quân sự thể hiện qua
cuộc kháng chiến này.
Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống:
+Năm 960, Triệu Khuôn
Dẫn cướp ngôi nhà Hậu Chu lên ngôi vua lập nên nhà Tống. Với chính sách bành
trướng của mình, nhà Tống đã tiến hành chiến tranh với các nước xung quanh
(Liêu, Bắc Hán, Đại Cồ Việt…). Trong đó, nhà Tống đã thất bại trong cuộc chiến
tranh xâm lược Đại Cồ Việt (Đại Việt thời Lí). Điều đó đã trở thành nỗi uất hận
và mong muốn trả thù thất bại xưa với Đại Việt.
+Đến thời Tống Thần
Tông, trong khi sự chống phá của hai nước Liêu, Hạ ở phía Tây và phía Tây Bắc
nhà Tống. Tể tướng Vương An Thạch đã chủ trương gây chiến với Đại Việt. Ông ta
bàn rằng: “Nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, các nước Liêu, Hạ sẽ phải kiêng nể”. Nhà
Tống đã tích cực chuẩn bị mọi mặt cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở Ung
Châu, Khâm Châu, Liêm Châu…
Tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống
xâm lược thời nhà Lí (1075-1077):
+Nhận được tin nhà Tống
chuẩn bị xâm lược Đại Việt, nhà Lí đã giao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống
Tống cho Lí Thường Kiệt. Với tinh thần “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra
trước để chặn mũi nhọn của giặc”, Lí Thường Kiệt đã huy động hơn 10 vạn quân tập
kích sang đất Tống nhằm phá hủy sự chuẩn bị xâm lược của nhà Tống ở Ung Châu,
Khâm Châu, Liêm Châu và thể hiện ở “Phạt Tống lộ bố văn”.
+Sau khi thắng lợi,
Lí Thường Kiệt đã chủ động rút về nước và xây dựng phòng tuyến trên sông Như
Nguyệt để chống giặc. Năm 1076, quân Tống với hai đường thủy bộ ồ ạt sang xâm
lược nước ta. Thủy quân nhà Tống bị Lí Nguyên Kế chặn đứng không thể hợp quân với
quân bộ của Quách Quỳ.
+Đầu năm 1077, quân Tống
ở bờ Bắc và quân nhà Lí ở bờ phía Nam sông Như Nguyệt đánh trận “quyết chiến
chiến lược”. Quân Tống nhiều lần tiến công phòng tuyến Như Nguyệt nhưng không
thành và ngày càng tỏ ra bất lực. Để làm quân Tống suy yếu về mặt tinh thần và
cổ vũ tinh thần kháng chiến của quân dân Đại Việt, Lí Thường Kiệt cho người vào
ngôi đền Trương Hống, Trương Hát, mỗi đêm vang lên bài thơ “thần” – “Nam quốc
sơn hà”. Quân Tống suy yếu về mặt số lượng và sa sút về mặt tinh thần.
+Nắm bắt cơ hội đó,
Lí Thường Kiệt mở cuộc tập kích lớn ở bờ Bắc sông Như Nguyệt và giành thắng lợi
to lớn, quân Tống thất bại nặng nề. Trong thế “tiến thoái lưỡng nan” của quân Tống,
Lí Thường Kiệt đã chủ động giảng hòa, kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Tống
xâm lược lần thứ hai.
Phân tích nét độc đáo về quân sự thể hiện qua cuộc
kháng chiến:
Nghệ thuật “ Tiên phát chế nhân”: Chủ
động tấn công sang đất Tống để đánh vào sự chuẩn bị về lực lượng, hậu cần của đối
phương, để cô lập kẻ thù, sau đó nhanh chóng (chủ động) rút về nước. Đây là hành động
tự vệ chính đáng của Nhà Lí nhằm bẻ gãy thế chủ động của chúng (táo bạo, sáng
suốt) làm cho chúng rơi vào thế bị động dẫn đến manh động và thất bại…
Chủ động rút
quân về nước, gấp rút xây dựng hệ thống phòng ngự trên sông Như Nguyệt, đó là
khúc sông có vị trí rất quan trọng, án ngữ mọi con đường từ phía Bắc chạy về
Thăng Long, nhằm chặn bước tiến của quân Tống...(sáng tạo trong lựa chọn và xây
dựng phòng tuyến) khiêu khích tính hiếu chiến của chúng...
Lí Thường
Kiệt đã dùng thuật “công tâm” (đánh vào lòng người): Khi đánh sang đất Tống, ra
“thảo phạt” để nhân dân Tống hiểu được mục đích của cuộc tấn công mà quân Đại
Việt tiến hành. Khi quân Tống đóng ở bờ Bắc Sông Như nguyệt, không quen khí hậu,
đói, khát...tinh thần hoang mang. Đêm đêm Lí Thường Kiệt cho người đọc bài thơ
“Thần” ở đền Trương Hống, Trương Hát nhằm khích lệ tinh thần quân sĩ, làm lung
lay tinh thần của địch...
Chủ động phản công và phản
công quyết liệt khi thời cơ đến: Khi
quân giặc hoang mang cực điểm, vào một đêm cuối xuân năm 1077, Lí Thường Kiệt hạ
lệnh cho quân lặng lẽ vượt sông, bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại địch, tiêu
diệt phần lớn quân địch. Quân Tống bị động, thua to, lâm vào khó khăn tuyệt vọng,
chỉ qua một đêm tình thế xoay chuyển hoàn toàn: Quách Quỳ, Triệu Tiết vội vã ra
lệnh rút quân.
Mặc dù thắng lớn
nhưng ta vẫn chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa, tạo điều
kiện cho chúng rút quân về nước, không làm tổn thương danh dự của nước lớn, đảm
bảo một nền hòa bình lâu dài, vững bền cho Tổ quốc. Đó là tính nhân đạo của dân
tộc ta.
Cuộc kháng
chiến chống Tống thời Lý đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho các cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc sau này.
Câu 2. (3,0 điểm)
So sánh chủ trương và hoạt động cứu nước của
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh theo yêu cầu.
Nội dung
|
Phan Bội Châu
|
Phan Châu Trinh
|
Chủ trương cứu nước
|
Vận động quần chúng
và tranh thủ sự giúp đỡ của bên ngoài, trước hết là Nhật Bản để tiến hành bạo
động chống Pháp, xây dựng chế độ chính trị tiến bộ vì dân.
|
Gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách
xã hội; chu trương cứu nước bằng việc nâng cao dân trí, dân quyền, vạch trần
chế độ vua quan phong kiến thối nát và yêu cầu Pháp phải thay đổi thái độ đối
với nhân dân An Nam, sửa đổi chính sách cai trị để giúp cho nhân dân Việt Nam
từng bước tiến lên văn minh; đề cao phương châm “tự lực khai hóa”, tuyên truyền
tư tưởng dân quyền.
|
Mục tiêu trước mắt
|
Cứu nước để cứu dân,
giải phóng dân tộc.
|
Cải cách dân chủ (cứu dân để cứu nước).
|
Phương pháp đấu tranh
|
Bạo động vũ trang,
bí mật, bất hợp tác, lập tổ chức cách mạng (Duy tân hội, Việt Nam Quang phục
hội).
|
Cải cách, bất bạo động; Công khai,
hợp pháp, không xây dựng các tổ chức chính trị mà chỉ đứng ra kêu gọi, hô
hào.
|
Phương thức hoạt động
|
Khởi nghĩa vũ trang,
kết hợp với đoàn kết dân tộc, chuẩn bị thực lực, tranh thủ sự giúp đỡ từ bên
ngoài.
|
Tiến hành cuộc cải cách sâu rộng mà
điều cốt yếu là phải nâng cao dân trí, chấn dân khí, làm cho nhân dân ý thức
được quyền của mình.
|
Những hoạt động tiêu biểu
|
Năm 1904, Phan Bội
Châu lập Hội Duy Tân, nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, thành lập
chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. Năm 1905 - 1908 , tổ chức phong trào
Đông Du, đưa thanh thiếu niên sang học tập ở Nhật để chuẩn bị lực lượng chống
Pháp.
Năm 6/1912, thành lập
Việt Nam Quang Phục hội, với mục đích : Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước
Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. Ngoài ra, Phan Bội Châu còn viết nhiều sách, báo như : Việt
Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư… phục vụ đắc lực cho hoạt động cứu nước.
|
Phát động cuộc vận động duy tân với
nhiều hình thức phong phú: mở trường học dạy chương trình với nội dung mới,
diễn thuyết các vấn đề xã hội, phê phán bọn quan lại, cổ vũ theo cái mới, cổ
động mở mang công thương nghiệp (nhiều hiệu buôn hàng nội hoá, thành lập nhiều
công ty…).Ngoài ra, Phan Châu Trinh còn viết nhiều sách, báo như : Thư gửi
toàn quyền Beau…
|
Câu 3. (4,0 điểm)
Chứng minh những thay đổi quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô trong và sau Chiến
tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã dẫn đến Chiến tranh lạnh.
Ngày 1/1/1942, phe Đồng
Minh chống phát xít hình thành với ba trụ cột Mĩ, Liên Xô và Anh. Sự kiện này
đã làm tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi.
Từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 2 năm
1945, tại Ianta (Liên Xô) đã diễn ra một hội nghị quốc tế với sự tham gia của
ba cường quốc: Mĩ, Anh và Liên Xô. Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (Đức, từ ngày 17/7 đến ngày
2/8/1945), việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương được giao cho quân đội
Anh đi vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân Quốc ở phía Bắc.
Toàn bộ những quyết định của Hội nghị
Ianta và những quyết định về sau của Mĩ và Liên Xô đã trở thành khuôn khổ của
trật tự thế giới mới thường được gọi là “trật tự hai cực Ianta” với đặc trưng nổi
bật là thế giới chia thành hai cực, hai phe, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ
nghĩa, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe, là nhân tố chi phối nền chính trị thế
giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX, gây nên tình trạng
đối đầu Đông Tây và cuộc chiến tranh lạnh kéo dài suốt hơn 40 năm.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô từ liên minh đồng
minh chống phát xít trong chiến tranh đã nhanh chóng chuyển sang đối đầu căng
thẳng và dẫn đến tình trạng chiến tranh lạnh.
Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman tại Quốc hội Mĩ (12/3/1947)
khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị
viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì nhằm biến hai nước này
trở thành căn cứ quân sự chống Liên Xô. Học thuyết Truman là sự xác lập hơn nữa
mối quan hệ giữa Mĩ và Tây Âu, thực chất là sự tập hợp lực lượng của Mĩ nhằm
phản ứng trước những thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.
Kế hoạch Mác san (tháng 6/1947) với khoản viện trợ 17 tỉ USD cho
các nước Tây Âu nhằm tập hợp liên minh quân sự chống Liên Xô. Việc thực hiện kế
hoạch này đã tạo sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây
Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
Tháng 1/1949, Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa ở các nước
Châu Âu thành lập Hội tương trợ kinh tế (SEV), thực hiện hợp tác, giúp đỡ lẫn
nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
Mĩ thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, năm 1949).
Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản chủ nghĩa do Mĩ cầm đầu
nhằm chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Châu Âu.
Tháng 5/1955, Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu đã
thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava. Đây là liên minh chính trị-quân sự mang
tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa Châu Âu.
Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava là những sự kiện
đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh bao trùm thế
giới. Những sự kiện trên đã hình thành sự đối lập về kinh tế, chính trị và quân
sự giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã
hội chủ nghĩa do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe, mỗi cực. Nội
dụng này trở thành nhân tố chủ yếu và chi phối các quan hệ quốc tế trong 40 năm
sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Những thay đổi quan hệ trên giữa Mĩ và Liên Xô trong và sau Chiến
tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã dẫn đến Chiến tranh lạnh.
Câu 4. (5,0 điểm)
Tại sao nói những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm
1920 đến trước năm 1930 là quá trình chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị và tổ
chức cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam?
Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Sơ thảo
lần thứ nhất những Luận cương về vấn đế dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.
Bản luận cương này đã đáp ứng nguyện vọng thiết tha của Nguyễn Ái Quốc đang ấp ủ;
độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào. Sau này Người viết: "Luận cương của
Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui
mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang
nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là
cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!". Từ đó
tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba". Bản Luận cương đã
giúp Nguyễn Ái Quốc sớm xác định được con đường giải phóng dân tộc theo con đường
cách mạng vô sản.
Tháng 12/1920, tại Đại hội
lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu
tán thanh gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự
kiện đó đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Người, từ
chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản.
Trong những năm 20 của thế ki XX, Nguyễn Ái Ọuốc
vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênín vào thực tiễn cách mạng Việt Nam,
xây dựng lí luận giải phóng dân tộc theo con dưỡng cách mạng vô sán vả truyền bá
vào Việt Nam.
Nội dung lí luận đó được trình bày qua những bài viết cho
các báo: Người cùng
khổ (Le
Paria) của Hội Liên hiệp thuộc địa, Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, Đời sồng cóng nhón cùa Tồng Liên đoản Lao động Pháp, Sự thật của Đảng Cộng sàn Liên Xô, tạp
chí Thư tín Quốc tế của Quốc tế Cộng sản, tuần báo Thanh niên của
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; những tham luận của Người đọc
tại Đại hội Quốc tế Nông dân và Đại hội V của Quốc tế Cộng sản; đặc biệt qua
các tác phẩm Bán án chế độ thực dân Pháp và Đường Kách mệnh
Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn
Ái Quốc là ánh sáng soi đường cho lớp thanh niên yêu nước Việt Nam đầu thế ki
XX đang đi tìm chân lí, là ngọn cờ hướng đạo phong trào cách mạng Việt Nam trước
khi Đảng Cộng sản ra đời, là sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của
Đảng, đồng thời đặt cơ sở để hình thành nên Cương lĩnh chính trị của Đảng sau
này.
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu
(Trung Quốc). Người tìm hiểu tổ chức Tâm tâm xã, chọn một số thanh niên tích cực
thành lập Cộng sản đoàn (2-1925); đến tháng 6-1925 thành lập Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên; ra báo Thanh niên
làm cơ quan ngôn luận của Hội. Đây là một tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng
sản, một tổ chức quá độ để tiến lên thành lập Đảng Cộng sản, một bước chuẩn bị
có ý nghĩa quyết.định về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
sau này. Hội có hệ thống tổ chức chặt chẽ, từ cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng
bộ đến các chi bộ. Đến năm 1929, Hội có khoảng 1700 hội viên, có cả cơ sở trong
Việt kiều ở Xiêm
Mở nhiều lớp huấn luyện chính trị,
đào tạo đội ngũ cán bộ. Từ năm 1925 đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đã đào tạo được
75 người, đa số là thanh niên, học sinh, trí thức, yêu nước. Họ "học làm
cách mạng, học hoạt động bí mật", rồi bí mật về nước hoạt động, tuyên truyền
lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân. Một số sang học Trường Đại học
Phương Đông ở Mátxcơva (Liên Xô), hoặc Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc).
Câu 5. (5,0 điểm)
a. Quân dân Việt Nam đã giành những thắng lợi quân sự
tiêu biểu nào trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ tháng
12/1946 đến năm 1954?
Cuộc chiến đấu trong các đô thị những ngày đầu Toàn quốc
kháng chiến:
Tại Hà Nội, khoảng 20
giờ ngày 19/12/1946, cuộc chiến bắt đầu. Nhân dân Hà Nội đã dũng cảm chiến đấu
với tinh thần “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”. 60 ngày đêm với gần 200 trận,
giết và làm bị thương hàng ngàn tên địch...
Tại các đô thị khác,
cuộc chiến đấu cũng diễn ra ác liệt, quân dân ta đã bao vây, tiến công, tiêu diệt
nhiều tên địch. + Cuộc chiến đấu ở Hà Nội nói riêng và ở các đô thị Bắc vĩ tuyến
16 nói chung có ý nghĩa rất to lớn: Cuộc chiến đấu đó đã hoàn thành xuất sắc việc
giam chân địch trong các thành phố lớn, tạo điều kiện thời gian để hậu phương kịp
thời huy động lực lượng kháng chiến, làm phá sản bước đầu kế hoạch đánh nhanh
thắng nhanh của Pháp. Đây là những sự chuẩn bị cần thiết để cả nước đi vào cuộc
kháng chiến lâu dài.
Chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947
Sau khi quân ta rút
khỏi các đô thị, thực dân Pháp, tuy đã kiểm soát được nhiều địa bàn quan trọng,
nhưng vẫn chưa thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh. Cuộc chiến tranh
có nguy cơ kéo dài. Thu – đông 1947, thực dân Pháp tiến công lên Việt Bắc nhằm
tiêu diệt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến và phần lớn bộ đội chủ lực của
ta, từ đó thúc đẩy việc thành lập chính quyền bù nhìn và nhanh chóng kết thúc
chiến tranh.
Từ ngày 7/10/1947, địch
huy động 12.000 quân chia thành nhiều mũi (đường thuỷ, đường bộ, nhảy dù) tiến
công lên Việt Bắc. Thực hiện chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng "Phải
phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp", sau 75 ngày chiến đấu (từ
ngày 7/10/1947 đến ngày 19/12/1947) chiến dịch Việt Bắc toàn thắng. Đại bộ phận
quân địch đã rút khỏi địa bàn này. Trong chiến dịch, ta đã tiêu diệt một lực lượng
lớn quân địch và phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh (hơn 6.000 tên bị loại
khỏi vòng chiến đấu, 16 máy bay bị bắn rơi, 11 tàu chiến, ca nô bị đánh
chìm...).
Với chiến thắng Việt
Bắc, cơ quan đầu não kháng chiến của ta được bảo vệ an toàn. Quân đội ta không
những không bị tiêu diệt mà đã trưởng thành và được trang bị thêm nhiều vũ khí.
Sau chiến thắng, so sánh lực lượng giữa ta và địch bắt đầu thay đổi theo chiều
hướng có lợi cho ta. Với chiến thắng Việt Bắc, quân dân ta đã đánh bại hoàn toàn
chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh
lâu dài với ta.
Chiến thắng Biên giới thu đông năm 1950
Qua mấy năm kháng chiến,
quân dân ta đã thu được nhiều thắng lợi to lớn trên tất cả các mặt trận. Từ cuối
năm 1949 đến giữa năm 1950, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng
có lợi cho cuộc kháng chiến của ta. Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi, phá
thế bị bao vây bên trong và bên ngoài, đưa cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn
phát triển mới, Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch Biên giới nhằm khai
thông biên giới Việt - Trung để mở rộng đường liên lạc với các nước xã hội chủ
nghĩa; củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc; tiêu diệt một bộ phận quan trọng
sinh lực địch.
Đây là chiến dịch lớn
nhất của quân dân ta kể từ ngày đầu kháng chiến chống Pháp đến lúc đó. Gần 3 vạn
bộ đội và hơn 12 vạn dân công tham gia chiến dịch. Sau hơn 1 tháng chiến đấu (từ
ngày 16 tháng 9/1950 đến ngày 22/10/1950), chiến dịch Biên giới đã giành được
thắng lợi to lớn: Diệt và bắt sống 8.300 tên địch, thu hàng ngàn tấn vũ khí; giải
phóng tuyến biên giới dài 750 km với 35 vạn dân.
Trong chiến dịch Biên
giới, lần đầu tiên nhiều đơn vị bộ đội phối hợp tác chiến, đánh địch trên một
chiến trường rộng, diệt gọn nhiều tiểu đoàn cơ động tinh nhuệ của địch. Tuyến
biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập được khai thông; "Hành
lang Đông - Tây" của địch bị chọc thủng; thế bao vây của địch cả trong và
ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Từ đó, cách mạng Việt Nam có điều
kiện mở rộng liên lạc quốc tế.
Với chiến thắng Biên
giới, ta đã giành được quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính (Bắc
Bộ). Từ đó về sau, quân dân ta mở nhiều chiến dịch tiến công, đánh tiêu diệt địch
với quy mô ngày càng lớn.
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
Sau 8 năm chiến đấu,
ta đã lớn mạnh về mọi mặt và có đủ điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng
lợi hoàn toàn. Ngược lại, Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh Đông Dương.
Cuộc chiến tranh lâu dài, tốn kém đã làm cho thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn
và ngày càng phụ thuộc vào Mĩ. Trước tình hình đó, được sự thoả thuận của Mĩ,
Pháp đã đề ra kế hoạch Nava với hi vọng "chuyển bại thành thắng"
trong vòng 18 tháng. Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh
nhất Đông Dương, một pháo đài "bất khả xâm phạm", sẵn sàng "nghiền
nát" bộ đội chủ lực ta. Điện Biên Phủ trở thành tâm điểm của kế hoạch
Nava.
Thực hiện chủ trương
của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân ta khẩn trương vào chiến
dịch với tinh thần "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!". Hầu
hết các đại đoàn bộ đội chủ lực và hơn 26 vạn dân công đã được huy động cho chiến
dịch. Điện Biên Phủ là một chiến dịch tiến công địch liên tục gồm 3 đợt:
Đợt 1 (từ ngày 13 đến
ngày 17/3/1954) : Ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu phía Bắc.
Đợt 2 (từ ngày 30/3 đến
ngày 26/4/1954) : Ta tấn công các cứ điểm phía đông của phân khu trung tâm,
khép chặt vòng vây quanh khu trung tâm Mường Thanh.
Đợt 3 (từ ngày 1 đến
ngày 7/5/1954) : Ta đánh chiếm các cao điểm còn lại phía đông và tổng công kích
vào khu trung tâm. Bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm bị bắt, gần một vạn quân địch
ra hàng. c. Sau 56 ngày đêm chiến đấu, ta đã giành được thắng lợi to lớn: Tiêu
diệt và bắt sống toàn bộ lực lượng địch ở tập đoàn cứ điểm gồm 16.200 tên, bắn
rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.
Chiến thắng Điện Biên
Phủ đã đập tan kế hoạch Nava, nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp
Mĩ ở Đông Dương.
Chiến thắng Điện Biên
Phủ đã đi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỉ
XX. Thắng lợi quân sự quyết định ở Điện Biên Phủ đã đưa phái đoàn chính phủ Việt
Nam dân chủ cộng hoà đến hội nghị Giơnevơ với tư thế đại biểu cho một dân tộc
chiến thắng. Hiệp định Giơnevơ được kí kết; các nước tham dự đã cam kết tôn trọng
các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Campuchia.
Chiến thắng Điện Biên
Phủ cùng với hiệp định Giơnevơ, đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực
dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Đông Dương. Cách mạng Việt Nam bước sang thời kì mới.
Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ
nghĩa, làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
b. Có ý kiến cho rằng: chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 đến
chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 là một bước phát triển của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Anh/ chị nhận xét về ý kiến trên.
Khẳng định từ chiến
thắng Việt Bắc thu - đông 1947 đến chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 là một
bước phát triển của cuộc kháng chiến.
Giải thích:
Trước hết
chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 là một chiến dịch địch chủ động tấn công
lên Việt Bắc để tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta, tiêu diệt bộ đội
chủ lực của ta nhằm giành thắng lợi quyết định về quân sự đi đến kết thúc nhanh
chiến tranh. Còn ta chủ động phản công địch để "phá tan cuộc tấn công mùa
đông của giặc Pháp lên Việt Bắc". Trong chiến dịch này ta thực hiện kiểu
chiến tranh du kích ngắn ngày, bao vây cô lập và chặn đánh các cuộc hành quân của
địch. Qua chiến dịch Việt Bắc, ta đã đánh bại chiến lược "đánh nhanh, thắng
nhanh" của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
Tiếp đến
chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, là chiến dịch ta chủ động tấn công địch nhằm tiêu hao sinh lực địch, khai thông
biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thuận lợi mới thúc đẩy
kháng chiến tiến lên. Trong chiến dịch Biên giới, ta thực hiện cách đánh công
kiên kết hợp với vận động dài ngày. Qua chiến dịch Biên giới, ta giành được quyền
chủ động về chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ), địch bị đẩy vào thế bị
động đối phó.
Huỳnh Thanh Mộng
Nhận xét
Đăng nhận xét