ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ NĂM 2018






Đáp án tham khảo

Câu 1
(2,5 điểm) Khái quát hoạt động đối ngoại thời Lý, Trần và đánh giá tác dụng của hoạt động đó với quốc gia Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV và nước Việt Nam hiện nay.
a) Khái quát hoạt động đối ngoại thời Lý, Trần: 
Trên cơ sở những hoạt động ngoại giao thời Lý, Trần đối với phương Bắc, phương Tây và phương Nam, thí sinh có thể khái quát ngắn gọn hoạt động đối ngoại. 
Chẳng hạn khái quát như sau: hòa hảo với lân bang…; nhúng nhường với nước lớn…; chỉ tiến hành chiến tranh khi cần thiết… 
b) Tác dụng…: 
-Đối với quốc gia Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV: hoạt động đối ngoại góp phần ngăn chặn những âm mưu xâm phạm Đại Việt của phương Bắc… và duy trì hàn gắn mối quan hệ hòa hiếu với phương Bắc sau chiến tranh; thể hiện thiện chí hòa bình với các nước lân bang. 
-Đối với nước Việt Nam hiện nay: để lại những bài học kinh nghiệm và là cơ sở quan trọng trong việc Đảng, Nhà nước đưa ra những quyết sách trong ngoại giao… 
Câu 2
(2,5 điểm) Làm rõ ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và cách mạng Việt Nam.
a) Đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới: 
-Mở ra trước mắt các dân tộc bị áp bức “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. 
-Nêu lên một tấm gương sáng cho các dân tộc đang bị chủ nghĩa đế quốc thực dân nô dịch 
-Một xu hướng mới đã xuất hiện trong phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước. Đó là xu hướng vô sản hay xu hướng đi theo ngọn cờ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin với một nhận thức mới. 
-Cách mạng tháng Mười Nga đã tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển, làm cho kẻ thù của phong trào giải phóng dân tộc suy yếu, còn nước Nga Xô viết trở thành đồng minh tin cậy, là chỗ dựa vững chắc cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. 
b) Đối với cách mạng Việt Nam: 
-Nguồn cổ vũ và động viên tinh thần cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. cuộc cách mạng này và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho nhân dân Việt Nam tiếp thu và sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh đất nước. 
-Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã đưa chủ nghĩa Mác – Lênin thành thực tế và truyền bá khắp nơi dẫn đến việc Nguyễn Ái Quốc bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lênin tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam – con đường cách mạng vô sản. Từ đó, Người đã tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam – Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân tố quyết định hàng đầu mọi thắng lợi của cách mạng về sau. 
Câu 3
(3,0 điểm) Hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong lịch sử dân tộc thời kì 1919-1930. Trình bày suy nghĩ về giá trị của lý luận cách mạng giải phóng dân tộc do Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào Việt Nam.
a) Khái quát về tiểu sử và hoạt động yêu nước – cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. 
b) Hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong lịch sử dân tộc thời kì 1919-1930: 
Trên cơ sở những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian 1919-1930, thí sinh nêu và làm sáng tỏ những vai trò của Nguyễn Ái Quốc. Phổ điểm phân bố như sau: 
-Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam: Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Bản luận cương này giúp Người khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo cách mạng vô sản… 
-Chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam: Trong những năm 20 của thế ki XX, Nguyễn Ái Ọuốc vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, xây dựng lí luận giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản và truyền bá vào Việt Nam… Tháng 6-1925 thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên… 
-Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt: Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của mỗi tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu chương trình hội nghị. Với uy tín tuyệt đối, Nguyễn Ái Quốc đã đưa hội nghị đến thành công… Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo… 
c) Suy nghĩ về giá trị của lý luận cách mạng giải phóng dân tộc do Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào Việt Nam. 
Yêu cầu thí sinh cần bày tỏ những suy nghĩ cá nhân, nhưng phải phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng tôn kính với tiền nhân và trách nhiệm của thế hệ hiện nay. 
-Trình bày giá trị của lý luận cách mạng giải phóng dân tộc do Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào Việt Nam: Trên cơ sở khái quát nội dung của lý luận…, thí sinh rút ra những giá trị của lý luận: vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam,ngọn cờ định hướng, chỉ đạo cho phong trào cách mạng Việt Nam trong thời kì vận động thành lập Đảng và là ánh sáng soi đường cho lớp thanh niên yêu nước Việt Nam đang tìm chân lí cứu nước đầu thể kỉ XX; là kim chỉ nam cho những người cách mạng Việt Nam, góp phần đào tạo những thế hệ cộng sản đầu tiên; tích cực chuẩn bị về tư tưởng và chính trị cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam;… 
-Trình bày một hoặc một số ý kiến, quan điểm về giá trị của lý luận cách mạng giải phóng dân tộc. Chẳng hạn: nhận xét về giá trị của lý luận, đánh giá về tầm quan trọng, nhãn quan của Nguyễn Ái Quốc, bày tỏ thái độ kính trọng đối với Nguyễn Ái Quốc; trình bày trách nhiệm của cá nhân hiện nay,… 
Câu 4
(3,0 điểm) Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa những điều kiện bùng nổ cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945, hãy xác định những biện pháp để Việt Nam hội nhập quốc tế thành công. 
a) Mối quan hệ giữa những điều kiện bùng nổ cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945: 
-Trình bày những điều kiện bùng nổ cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945: Trên cơ sở hoàn cảnh thế giới và trong nước, thí sinh rút ra những điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945: Đội tiên phong và quần chúng cách mạng đã sẳn sàng; tầng lớp trung gian ngã về phía cách mạng; kẻ thù không thể thống trị như cũ được nữa, kẻ thù mới chưa vào. 
-Trình bày mối quan hệ: 
Trên cơ sở những điều kiện bùng nổ cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945, thí sinh đặt ra và làm sáng tỏ mối quan hệ giữa những điều kiện bùng nổ. 
Chẳng hạn: điều kiện chủ quan (bên trong) và điều kiện khách quan (bên ngoài) có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó điều kiện chủ quan là điều kiện quyết định còn điều kiện khách quan là điều kiện cơ sở cho Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 bùng nổ… 
b) Những biện pháp để Việt Nam hội nhập quốc tế thành công: 
Trên cơ sở mối quan hệ giữa những điều kiện bùng nổ cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945, thí sinh phải nhấn mạnh: Việt Nam hội nhập quốc tế thành công thì phải phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp sức mạnh sức mạnh trong nước với sức mạnh thế giới. Từ đó, nêu và làm sáng tỏ những biện pháp để Việt Nam hội nhập quốc tế thành công. 
Chẳng hạn những biện pháp như: phát huy nguồn lực toàn diện của toàn dân tộc về vật chất, tinh thần, về kinh tế, chính trị, văn hóa…và tranh thủ sự giúp đỡ của bên ngoài; xây dựng sức mạnh quốc gia, xây dựng nền quốc phòng toàn dân kết hợp với an ninh nhân dân… và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế; tham gia những cuộc chơi mà luật định đã có sẳn lợi ích không chia đều cho các bên để nắm lấy thời cơ và vượt qua thách thức… 
Câu 5
(3,0 điểm) Trình bày và nhận xét những quyết định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nhằm đánh bại hoàn toàn kế hoạch Nava (1953-1954).
a) Khái quát hoàn cảnh, nội dung và đánh giá chung về Kế hoạch Nava của Pháp có sự giúp sức của Mĩ. 
b) Trình bày và nhận xét… 
-Nghị quyết Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng tháng 9-1953: 
+Nội dung: Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp và đề ra kế hoạch tác chiến trong động – xuân 1953-1954 với phương hướng: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà… để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”. Phương châm chiến lược của ta là “tích cực, chủ động, sáng tạo, linh hoạt, đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kì thắng, không chắc thắng thì kiên quyết không đánh”. 
+Nhận xét: Nghị quyết đúng đắn, phù hợp đã khoét sâu mâu thuẫn nội tại của kế hoạch Nava và có tác dụng phá hoại kế hoạch Nava… Nó có tác dụng giữ gìn và phát triển thế tiến công chiến lược của ta trên chiến trường, đồng thời có tác dụng đưa đến cuộc tiến công công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của quân dân Việt Nam, buộc địch phải điều chỉnh kế hoạch, chọn Điện Biên Phủ làm khâu chính, xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. 
-Nghị quyết Hội nghị Bộ Chính trị tại Hội nghị tháng 12-1953 
+Nội dung: Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp và thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ với mục đích… Phương châm tác chiến ban đầu là “đánh nhanh, giải quyết nhanh”… 
+Nhận xét: Chủ trương phù hợp đúng đắn nhằm đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, đánh giá chính xác tình hình giữa ta và địch, những hạn chế và thuận lợi giữa ta và địch. Hướng tiến công chiến lược của ta có sự thay đổi, từ chỗ đánh vào nơi chỗ yếu đến đánh vào nơi địch mạnh… Trên cơ sở đó, quân dân Việt Nam lập nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu”. 
Câu 6
(3,0 điểm) Phân tích tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam trong việc đề ra những nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954-1975. Khái quát kết quả thực hiện những nhiệm vụ đó.
a) Hoàn cảnh lịch sử đưa đến việc Đảng…: 
-Thế giới: Các nước xã hội chủ nghĩa, các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô… đều tích cực ủng hộ giúp đỡ Việt Nam xây dựng và bảo vệ miền Bắc. Nhưng trong xu thế hoàn hoãn lúc bấy giờ thì cả liên Xô và Trung Quốc đều chưa ủng hộ Việt Nam dùng đấu tranh cách mạng, nhất là đấu tranh vũ trang để giải phóng miền Nam và thống nhất nước Việt Nam… 
-Việt Nam: Đặc điểm nổi bật, nổi trội nhất với việc kí kết Hiệp định Giơnevơ, nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau… Mĩ đã ngoan cố theo đổi chính sách can thiệp và xâm lược Việt Nam kéo dài suốt 20 năm qua 5 đời tổng thống với hầu hết các chiến lược chiến tranh khác nhau… 
b) Tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam trong việc đề ra những nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954-1975: 
Trên cơ sở trình bày những nhiệm vụ chiến lược, vai trò và vị trí của cách mạng miền Bắc, cách mạng miền Nam và cách mạng cả nước, thí sinh khẳng định tính đúng đắn và sáng tạo ở những chỗ sau: 
-Đảng Lao động Việt Nam – một đảng lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau, vận dụng đồng thời hai hệ thống quy luật khác nhau (cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam). 
-Thời kì 1954-1975, không có bất cứ nơi nào trên thế giới có chủ trương dùng đấu tranh cách mạng để thống nhất đất nước thì Đảng và dân tộc Việt Nam lại phải phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, ý trí tự lực, tự cường, tinh thần sáng tạo để xác định đường lối, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kì mới, dùng đấu tranh cách mạng để thống nhất đất nước. 
c) Khái quát kết quả thực hiện…: 
-Miền Bắc xã hội chủ nghĩa được xây dựng vững mạnh, trở thành hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam, đủ sức đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hai quân của đế quốc Mĩ, góp phần làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc chúng ngồi vào bàn đàm phán kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đồng thời làm trò nghĩa vụ quốc tế với nước Lào và Campuchia. 
-Cách mạng miền Nam được sự chi viện và phối hợp chiến đấu của hậu phương lớn miền Bắc đã lần lượt đánh bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương” (1945-1960), “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1975) và kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước bằng Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh. 
Câu 7
(3,0 điểm) Có đúng hay không khi khẳng định rằng: Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm thay đổi to lớn và sâu sắc bản đồ chính trị thế giới? Vì sao? Dân tộc Việt Nam có vị trí như thế nào trong tiến trình này?
a) Nhận định: Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm thay đổi to lớn và sâu sắc bản đồ chính trị thế giới là nhận định đúng.
b) Giải thích…: 
-Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài nhiều thế kỉ sụp đổ hoàn toàn và đồng thời góp phần vào thắng lợi của phe đồng minh trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít. 
-Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc dẫn đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia có độc lập, chủ quyền, xóa bỏ quan hệ lệ thuộc của thuộc địa với “chính quốc”, thiết lập quan hệ bình đẳng. 
-Các quốc gia ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. 
-Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã góp phần vào quá trình “xói mòn” và tan rã của trật tự “hai cực Ianta” được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai và sự thiết lập quan hệ quốc tế mới, gắn liền với sự hình thành và mở rộng các tổ chức liên kết khu vực và các diễn đàn hợp tác quốc tế. 
c) Dân tộc Việt Nam có vị trí như thế nào trong tiến trình này? 
Cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam là một bộ phận khăng khít trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. 
-Những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược không chỉ là thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do mà còn là đóng góp tích cực và chủ động vào thắng lợi giải trừ chủ nghĩa thực dân trên thế giới. 
-Cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Việt Nam chống lại các thế lực đế quốc hùng mạnh đều có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phong dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh.

Huỳnh Thanh Mộng

Nhận xét

Đăng nhận xét