Đáp án tham khảo
Câu 1.
–Những đóng góp của phong trào Tây Sơn:
+Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến
phản động, bước đầu hoàn thành thống nhất đất nước.
Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ
năm 1771 dưới sự lãnh đạo của 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Từ
một cuộc khởi nghĩa, phong trào Tây Sơn đã nhanh chóng phát triển, đập tan sự
thống trị của dòng họ Nguyễn ở Đàng Trong vào năm 1777. Sau đó, nghĩa quân tiến
công ra Bắc lật đổ sự thống trị của tập đoàn Lê – Trịnh trong những năm
1786-1788, thống nhất nước và lập ra vương triều Tây Sơn.
+Bảo vệ Tổ quốc trước quân xâm lược
Xiêm, Thanh
Cuối năm 1784, dưới sự dẫn đường của
Nguyễn Ánh, 2 vạn quân Xiêm đã kéo sang xâm lược nước ta. Năm 1785, nghĩa quân
Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ đã tổ chức phục kích trận đánh Rạch
Gầm-Xoài Mút trên sông Tiền (Tiền Giang), phá tan quân Xiêm, giải phóng vùng
Nam Bộ.
Năm 1788, nhân cơ hội Lê Chiêu Thống
cho người sang cầu cứu, nhà Thanh đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta. Trước
tình hình đó, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, hiệu là Quang Trung, tiến quân ra
Bắc. Sau 5 ngày tiến binh thần tốc, mùng năm Tết năm 1789, nghĩa quân Tây Sơn
đã chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi- Đống Đa, tiến vào Thăng Long, quét sạch
quân xâm lược.
–Những đóng góp của vương triều Tây Sơn:
+Vương triều Tây Sơn được thành lập
vào năm 1778, vị vua đầu tiên là Nguyễn Nhạc, sau đó là Quang Trung.
+Trong thời gian tồn tại (1778-1802),
vương triều Tây Sơn đã có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc: thành lập chính
quyền các cấp, lập lại sổ hộ khẩu; ban hành các chính sách nhằm khôi phục sản
xuất, phát triển văn hóa – giáo dục (dịch chữ Hán, chữ Nôm để làm tài liệu học
tập; tổ chức và xây dựng quân đội tinh nhuệ; giao hảo tốt với các nước láng
giềng nhằm bảo vệ và xây dựng, phát triển đất nước.
–Suy nghĩ bản thân:
Học sinh trình bày suy nghĩ của bản
thân về những công lao trên và nêu trách nhiệm của mình để bảo vệ và phát triển
những thành quả của Phong trào Tây Sơn và vương triều Tây Sơn. Chẳng hạn: ra
sức học tập, rèn luyện đạo đức; kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, nhất
là truyền thống yêu nước, luôn đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu thủ đoạn của
kẻ thù nhất là chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; ra sức
phát triển kinh tế- văn hóa nhanh bền vững, xây dựng một nhà nước Việt Nam dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh…
Câu 2.
–Nguyên nhân dẫn đến Đại hội VII của Quốc tế cộng sản:
+Từ cuộc khủng hoảng kinh tế
1929-1933, các nước Đức, Italia, Nhật Bản đã đi theo con đường chủ nghĩa phát
xít, ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
+Trước tình hình đó Quốc tế cộng sản
đã tiến hành Đại hội lần thứ VII tại Matx-cơ-va vào tháng 7-1935 để đối phó với
nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới.
+Đại hội đã thông qua nghị quyết với
nhiều vấn đề quan trọng như sau: xác định kẻ thù là chủ nghĩa phát xít và nhiệm
vụ trước mắt của giai cấp công nhân là chống chủ nghĩa phát xít, mục tiêu đấu
tranh là giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.
–Giá trị của nghị quyết Đại hội đối với cách mạng Việt Nam:
+Dưới ánh sáng của nghị quyết của Đại
hội, một phong trào đấu tranh chống phát xít đã lan rộng ra nhiều nước. Tháng
6-1936, Mặt trận nhân dân dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản giành được
thắng lợi, lên cầm quyền ở Pháp. Chính phủ mới đã thi hành một số chính sách
tiến bộ ở thuộc địa. Đối với Đông Dương, Chính phủ mới ở Pháp cử phái viên sang
điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, sửa đôi chút luật bầu cử vào Viện Dân
biểu, ân xá cho một số tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí.
+Tận dụng cơ hội đó, các đảng phái
chính trị ở Việt Nam ra sức hoạt động, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng.
Tuy nhiên, chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương là đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt
chẽ và chủ trương rõ ràng.
+Trên cơ sở của nghị quyết của Đại
hội VII Quốc tế cộng sản, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộn sản Đông
Dương tháng 7-1936 đã xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam là đấu
tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự
do dân chủ, cơm áo hòa bình; phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức
công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. Hội nghị chủ trương thành lập
Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (từ tháng 3-1938 đổi thành Mật
trận Dân chủ Đông Dương). Đảng kêu gọi các đảng phái chính trị, các tổ chức
quần chúng và nhân dân Đông Dương hành động, đấu tranh cho dân chủ.
+Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Đông Dương và Mặt trận Dân chủ Đông Dương, một phong trào đấu tranh dân chủ đã
diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam trong suốt những năm 1936-1939 với nhiều hình thức
phong phú, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Phong trào đã buộc chính quyền
thực dân nhượng bộ một số vấn đề về dân sinh, dân chủ và để lại nhiều bài học
kinh nghiệm quan trọng cho cách mạng Việt Nam.
+Quần chúng nhân dân được tổ
chức, giác ngộ và rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh. Qua phong trào, nền rảng của
Đảng là Chủ nghĩa Mác – Lênin ngày càng thấm nhuần vào tư tưởng và hành động của
đảng viên và lan tỏ trong nhân dân, làm cho quần chúng nhân dân giác ngộ được
chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng. Đảng ta cũng
trường thành thêm một bước về cỉ đạo chiến lược, nâng cao uy tín và ảnh hưởng
trong nhân dân, tích lũy thêm nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Phong trào dân
chủ 1936-1939 là bước tập dượt thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm
1945.
Câu 3.
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra vào đêm
9-2-1930 dưới sự lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân đảng nhằm chống lại cuộc khủng
bố của thực dân Pháp với tinh thần “không thành công cũng thành nhân”. Cuộc
khởi nghĩa đã nhanh chóng thất bại vì những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, Việt Nam Quốc dân
đảng là một chính đảng yêu nước, đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, song
chưa đủ mạnh để lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa bởi vì những hạn chế của tổ
chức. Những hạn chế về đường lối (theo còn đường cách mạng tư sản đã quá
lỗi thời), trong việc tập hợp và tổ chức lực lượng (đủ mọi thành phần có cả
binh lính, địa chủ và tư sản khiến cho địch dễ trà trộn gián điệp), ít chăm lo lực lượng trong quần chúng, về hình thức đấu tranh (đấu tranh
bạo động, lấy binh lính người Việt trong quân đội Pháp làm chủ lực) và địa bàn
hoạt động hạn hẹp (chủ yếu ở Bắc Kỳ) chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến thất
bại của Việt Nam Quốc dân đảng nói chung và cuộc khởi nghĩa Yên Bái nói riêng.
Thứ hai, cuộc khởi nghĩa
diễn ra trong tình thế bị động, chưa có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, chỉ dựa
vào lực lượng nội bộ mà không được sự hưởng ứng của toàn dân trong khi lực
lượng của Pháp và tay sai còn quá mạnh. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến thất bại của cuộc khởi nghĩa. Tuy thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa Yên Bái
đã thể hiện lòng yêu nước, chí căm thù giặc của nhân dân ta và để lại nhiều bài
học kinh nghiệm quý báu cho cách mạng Việt Nam.
Thứ ba, cuộc khởi nghĩa
Yên Bái dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ yếu về mọi mặt cả về số
lượng cũng như thế lực chính trị lẫn kinh tế. Cho nên mặc dù có những nỗ lực cố
gắng rất lớn song họ không đủ sức năm giữ ngọn cờ lãnh đạo sự nghiệp cách mạng
giải phóng dân tộc.
Từ đó có thể thấy rằng, muốn một cuộc
khởi nghĩa diễn ra thắng lợi thì cần phải có những yếu tố sau:
Một là, phải có một chính
đảng với đường lối cách mạnh đúng đắn, tổ chức chặt chẽ, có thể đại diện cho
dân tộc đứng ra lãnh đạo.
Hai là, phải tập hợp được
sức mạnh của toàn dân, tiến hành tổng khởi nghĩa trong cả nước với sự kết hợp ở
nông thôn và thành thị, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa;
phải dùng bạo lực cách mạng (chính trị và vũ trang) để thắng bạo lực vũ trang
của kẻ thù.
Ba là, cần có sự chuẩn bị
chu đáo về mọi mặt (lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách
mạng) cho cuộc khởi nghĩa; phải chăm lo quần chúng, bằng cách tổ chức và giác
ngộ quần chúng nhân dân trở thành lực lượng chính trị hùng hậu, tạo cơ sở tiền
đề để xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng.
Bốn là, cần phải biết chờ
đợi và năm bắt thời cơ, khởi nghĩa đúng thời cơ sẽ diễn ra thắng lợi nhanh
chóng và hạn chế được tổn thất về lực lượng. Thời cơ bùng nổ và giành thắng lợi
là lúc kẻ thù đã không còn thống trị được như cũ nữa, tầng lớp trung gian ngã
về phía cách mạng và quần chúng, đội tiên phong đã sẳn sàng.
Trong cách mạng tháng Tám năm 1945,
nhờ có được những yếu tố trên nên Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân
tiến hành tổng khởi nghĩa thành công, lật đổ ách thống trị của đế quốc và phong
kiến, thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu 4.
Hội nghị lần 8 Ban chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra từ ngày 10 đến 19-5-1941 tại Pác Bó (Cao
Bằng) dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Nghị quyết của hội nghị đã
nêu lên được những điểm mới so với Luận cương chính trị tháng 10-1930:
+Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu
trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, tiếp tục gác khẩu hiểu cách mạng
ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới thực
hiện người cày có ruộng. Hội nghị chỉ rõ sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp – Nhật
sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Như vậy,
nghị quyết của hội nghị trung ương 8 đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên
hàng đầu, trong khi nội dung của Luận cương chính trị đặt nặng vấn đề đấu tranh
giai cấp và cách mạng ruộng đất.
+Hội nghị quyết định thành lập Mặt
trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế
Đông Dương, thay tên các hội Phản đế thành hội Cứu quốc và giúp đỡ việc thành
lập mặt trận ở các nước Lào, Campuchia. Quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh
của hội nghị trung ương 8 cho thấy chủ trương tập hợp lực lượng toàn dân không
phân biệt già trẻ, trai gái, tôn giáo, đảng phái…, mở rộng khối đoàn kết dân
tộc trong khi nội dung của Luận cương chính trị chỉ xem động lực của cách mạng
là nông dân và công nhân.Một điểm mới của nội dung nghị quyết trung ương 8 là
xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta và nhấn mạnh: chuẩn bị khởi
nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.
Những điểm mới trên của nghị quyết
trung ương 8 cho thấy Đảng ta đã quay về với những quan điểm trong Cương lĩnh
chính trị tháng 2 – 1930 do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo khi xác định đúng
đắn nhiệm vụ và mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc,
lực lượng của cách mạng là khối đại đoàn kết toàn dân. Nghị quyết của hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành
trung ương đã khắc phục triệt để những hạn chế của Luận cương chính trị (10/1930), hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ
hội nghị trung ương 6 (11-1939) nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng
là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy.
Câu 5.
Chủ trương của Đảng Cộng sản
Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc phát động cuộc kháng chiến toàn
quốc chống thực dân Pháp ngày 19-12-1946:
Thứ nhất, phát động toàn
quốc kháng chiến là biện pháp cuối cùng của ta nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Với mong muốn có hòa bình để xây dựng đất nước sau Cách mạng tháng Tám, Chính
phủ ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhân nhượng với Pháp thông
qua việc ký Hiệp dịnh Sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9. Nhưng chúng ta càng nhân
nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.
Sau khi đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ, cuối năm 1946, Pháp nhiều lần khiêu
khích, tiến công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn và đặc biệt là ở Hà Nội. Ngày
18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự
vệ, giao cho chúng quyền kiểm soát Hà Nội, nếu không thì chậm nhất là sáng ngày
20-12-1946, chúng sẽ nổ súng tấn công. Đứng trước tình hình đó, không còn con
đường nào khác, ta buộc phải đứng lên kháng chiến chống Pháp. Vì thế cuộc kháng
chiến chống Pháp của nhân dân ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa.
Thứ hai, phát động toàn
quốc kháng chiến là quyết định kịp thời và đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Trước thái độ khiêu khích của Pháp cuối năm 1946, ngày 12-12-1946, Ban
Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”. Bản chỉ thị đã
vạch ra những đường nét cơ bản của đường lối chiến tranh nhân dân: Toàn dân kháng chiến, kháng chiến khắp nơi, mỗi
phố là một trận địa, mỗi làng là một pháo đài”. Khi Pháp gửi tối hậu thư cho ta, ngày 18 và
19-12-1946 Ban Thường vụ đã họp hội nghị mở rộng tại làng Vạn Phúc (Hà Đông).
Hội nghị đã xác định kẻ thù lúc bấy giờ là thực dân Pháp xâm lược và quyết định
phát động cả nước kháng chiến – một cuộc chiến tranh nhân dân. Ngày 19/12/1946,
lúc 20 giờ, với việc tắt điện nhà máy Yên Phụ, cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp bùng nổ. Với việc phát động toàn quốc kháng chiến, ta đã chủ động
tấn công và giam chân địch ở các đô thị ở phía Bắc vĩ tuyến 16 trong suốt hai
tháng để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho
tàng, công xưởng, bảo vệ Trung ưởng Đảng và Chính phủ về chiến khu, tiến hành
cuộc kháng chiến lâu dài.
Thứ ba, Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát đi trong cả nước ngay sau
khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ đêm 19-12-1946 đã thể hiện được đường lối
kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ
rõ “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già người trẻ, không phân chia dân tộc,
tôn giáo, tín ngưỡng, hễ ai là người Việt Nam đều phải đứng lên đánh thực dân
Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gương dùng gương, không có gương
thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc, ai cũng phải ra sức đánh thực dân cứu nước”. Đó là đường lối kháng chiến toàn dân,
toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn quốc của Đảng
và chủ tịch Hồ Chí Minh là một quyết định lịch sử, đúng thời điểm, không quá sớm
cũng không quá muộn. Đó là quyết định hết sức chủ động và kiên quyết nhằm chống
lại một cuộc chiến tranh xâm lược mà thực dân Pháp đã chủ trương phát động để
biến Việt Nam trở lại thành thuộc địa của thực dân cũ. Quyết định đó đã đáp ứng
yêu cầu khách quan của lịch sử, đáp ứng ý chí nguyện vọng giữ gìn nền độc lập
dân tộc của cả dân tộc Việt Nam và trực tiếp dẫn tới cùng nổ của cuộc kháng chiến
toàn quốc chống thực dân Pháp. Đúng như Tổng bí thư Trường Trinh đã nhận định:
“nín, nhịn đã nung nấu trong lòng dân tộc Việt Nam biết bao uất hận nổ thành một
sức mạnh xung thiên”.
Câu 6.
–Khẳng định: Cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ,
cứu nước.
–Giải thích khẳng định:
+Đây là
một loại hình chiến dịch độc đáo, chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh thế
giới, làm cho Mĩ bị bất ngờ và choáng váng, ý chí bị xâm lược lung lay, Mĩ buộc
phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận sự thất bại của
chiến lược “Chiến tranh cục bộ”), chấm dứt không điều kiện phá hoại miền Bắc,
chịu chấp nhận đàm phán ở Pari bàn về chấm dứt chiến tranh.
+Đó là bước đi xuống của Mĩ trong
chiến tranh xâm lược Việt Nam; mở ra bước ngoặc mới của cuộc chiến tranh cách mạng
của nhân dân Việt Nam, liên tục tiến công và nổi dậy, kết hợp đấu tranh trên ba
mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao.
+Trong cục diện “vừa đánh, vừa
đàm”, quân đội và nhân dân Việt Nam tiếp tục tiến lên “đánh cho Mĩ cút, đánh
cho Ngụy nhào”, đưa sự nghiệp chống Mĩ cứu nước từng bước đến toàn thắng.
+Tổng tiến
công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là cuộc tấn công có nhiều nét đặc sắc và sáng tạo nhằm tạo bước ngoặt cho cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sáng tạo trong việc xác định hướng tấn công chủ
yếu và tìm cách đánh mới. Lần đầu tiên chúng ta đồng loạt tiến công vào hầu hết
các đô thị: 4/6 thành phố; 37 thị xã và hàng trăm thị trấn. Sáng tạo trong nghệ
thuật chọn thời cơ chiến lược nhằm tạo ra bước ngoặt chiến lược cho cuộc chiến
tranh. Năm 1968 là thời điểm rất nhạy cảm về chính trị đối với nước Mỹ - năm bầu
cử Tổng thống. Sáng tạo trong chọn thời cơ tấn công, tấn công vào dịp tết
Nguyên đán - đúng giao thừa và cũng là thời điểm địch dễ chủ quan, sơ hở. Thực
tế, khi ta tấn công, địch hoàn toàn bị bất ngờ.
Câu 7.
Trải qua hơn nửa thế kỉ XX, nhất là từ những năm 70,
cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã phát triển mạnh mẽ đã đem lại những tiến
bộ phi thường và những thành tựu kì diệu. Trong lĩnh vực các ngành khoa học cơ
bản (Toán, Lí, Hóa, Sinh) đã đạt được nhiều thành tựu to lớn như tạo ra con cừu
Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính, giải mã “Bản đồ gen người” – tương lai
con người sẽ trị được bệnh nan y… Trong lĩnh vực công nghệ, cũng đạt được những
thành tựu to lớn như công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động,…),
năng lượng mới (năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…), công nghệ sinh học
(cách mạng xanh trong nông nghiệp…), vật liệu mới (chất polime…), giao thông vận
tải và thông tin liên lạc (cáp sợi thủy tinh quang dẫn, máy bay siêu âm khổng lồ…),
chinh phục vũ trụ (vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ…), công nghệ thông tin (mạng
máy tính toàn cầu – Internet).
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ làm thay đổi căn bản
các yếu tố sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo ra một khối lượng sản phẩm khổng
lồ, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng sống của con người.
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ còn góp phần thay
đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn lực, đưa đến những đòi hỏi mới về giáo dục
và đào tạo nghề nghiệp. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã đưa loài người
bước sang một nền văn minh mới – văn minh hậu công nghiệp (hoặc “văn minh trí
tuệ” hay “văn minh truyền tin”).
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ tạo ra cơ may cho
sự phát triển của các quốc gia dân tộc, nhất là các quốc gia lạc hậu. Cuộc cách
mạng khoa học – công nghệ sẽ làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế
hóa, đẩy mạnh xu thế toàn cầu hóa.
Là một công dân, để góp phần phát triển khoa học – kĩ
thuật ở nước ta hiện nay, chúng ta cần:
Một
là, mỗi thanh niên phải ý thức
được trách nhiệm, có nghĩa vụ và cơ hội góp sức xây dựng quê hương đất nước
ngày càng giàu mạnh. Thanh niên có cơ hội thuận lợi để tiếp thu những thành tựu
khoa học – công nghệ, kiến thức hiện đại nên phải nắm bắt cơ hội, tích cực giao
lưu, học hỏi thành tựu khoa học – công nghệ, ứng dụng vào sản xuất, ra sức tìm
tòi, nghiên cứu sáng tạo khoa học, góp phần đưa nền khoa học – kĩ thuật nước
nhà ngày càng phát triển, đổi kịp trình độ phát triển về khoa học – kĩ thuật của
thế giới.
Hai là, chúng ta cần
phải ra sức học tập, rèn luyện, lĩnh hội kiến thức của nhân loại, làm chủ khoa
học – công nghệ, trang bị hành trang vào đời vững chắc, tự tin và đủ khả năng hội
nhập với khu vực và thế giới; tăng cường giao lưu học hỏi với bạn bè thế giới
và quảng bá hình ảnh (đất nước và con người) Việt Nam với thế giới.
(Thí sinh có thể
trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần lập luận chặc chẽ và diễn đạt mạch
lạc.)
Trần Hoài Thương - Huỳnh Thanh Mộng
Nhận xét
Đăng nhận xét