Hướng dẫn chấm thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bảng A
Câu 1 (2
điểm) Sự kiện lịch sử nào là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam
hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác? Vì sao?
- Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời đầu năm
1930 là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong
trào tự giác. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp vô
sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng". (1,0 điểm)
- Vì từ khi Đảng
ra đời, phong trào công nhân Việt Nam có đầy đủ các điều kiện của một
phong trào tự giác:
+ Có một tổ chức
lãnh đạo thống nhất;
+ Có một đường lối
cách mạng đúng đắn;
+ Giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn giác ngộ về sứ mệnh
lịch sử của mình. (1,0 điểm)
Câu 2 (4
điểm)
1. Tóm tắt những điều kiện về kinh tế, xã hội,
tư tưởng dẫn đến sự hình thành và phát triển của phong trào yêu nước ở Việt Nam
sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1,5 điểm)
+ Về kinh tế: thực dân Pháp tiến hành
chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai..., làm cho tình hình kinh tế Việt
Nam có biến đổi, nhưng chủ yếu vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què
quặt và phụ thuộc kinh tế Pháp. (0,5 điểm)
+ Về xã hội: sự phân hoá giai cấp sâu
sắc... nhất là sự phát triển của giai cấp công nhân và sự ra đời của cac giai
cấp tư sản và tiểu tư sản (0,5 điểm)
+ Về tư tưởng: (0,5 điểm)
. Hệ tư tưởng tư
sản ảnh hưởng vào Việt Nam
từ trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, sau chiến tranh vẫn tiếp tục được sử dụng
làm vũ khí chống Pháp
. Tư tưỏng chính
trị vô sản: Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) thành công, mở ra thời đại mới
trong lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành hiện thực và được
truyền bá rộng rãi khắp nơi, dẫn đến sự ra đời nhiều đảng cộng sản... Quốc tế
Cộng sản được thành lập (3-1919).
Chủ nghĩa Mác -
Lênin và những tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá vào Việt Nam ,
tạo một vũ khí tư tưởng mới.
2. Nêu khái quát các khuynh hướng chính trị và
biểu hiện của nó trong phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược từ
cuối thế kỷ XIX đến đầu năm 1930 (1,5 điểm)
(Chú ý:
Khi trình bày khái quát biểu hiện của các khuynh hướng chính trị, thí sinh
chỉ cần nêu tên các phong trào, không yêu
cầu nêu diễn biến chi tiết. Nhưng nếu bài làm chi tiết hơn thì không trừ
điểm.)
- Cuối thế kỷ XIX:
theo khuynh hướng chính trị phong kiến, biểu hiện qua phong trào Cần Vương với
những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê) và cuộc khởi
nghĩa nông dân Yên Thế. (0,25 điểm)
- Đầu thế kỷ XX
(Trước CTTG thứ I): xuất hiện khuynh hướng chính trị tư sản với những hoạt động
tiêu biểu của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh (0,25 điểm)
- Sau CTTG thứ nhất - đầu năm 1930: trong điều
kiện lịch sử mới, có hai khuynh hướng: (1,0 điểm)
+ Khuynh hướng
chính trị tư sản: biểu hiện qua các phong trào dân chủ tư sản 1919-1925, sự ra
đời và hoạt động của Việt Nam
quốc dân đảng (1927-1930). Nỗ lực cao nhất và cuối cùng là cuộc khởi nghĩa Yên
Bái (2-1930) bị thất bại, kéo theo sự tan rã hoàn toàn của VNQDĐ. (0,5
điểm)
+ Khuynh hướng
chính trị vô sản, biểu hiện qua những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc,
phong trào công nhân, sự xuất hiện các tổ chức tiền cộng sản... dẫn đến sự ra
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 (0,5 điểm)
3. Kết cục của các
phong trào... nói lên điều gì? (1,0 điểm)
Con đường giải
phóng dân tộc theo các khuynh hướng chính trị phong kiến hoặc tư sản là không
thành công. (0,5 điểm)
"Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có
con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" (0,5 điểm)
Câu 3 (4,0
điểm)
1. Vì sao đến năm 1941 Trung ương Đảng và lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh (1,5 điểm)
- CTTG thứ hai
bùng nổ và ngày càng lan rộng..., ảnh hưởng đến tình hình Đông Dương. Ngay khi chiến
tranh mới nổ ra, bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương đàn áp phong trào dân
chủ..., thi hành chính sách "kinh tế chỉ huy". Từ khi Nhật vào Đông
Dương (9-1940), nhân dân ta phải chịu cảnh "một cổ hai tròng"... làm
cho "quyền lợi của mọi bộ phận, mọi giai cấp đề bị cướp giật. Vận mệnh dân
tộc nguy vong không lúc nào bằng". Mâu
thuẫn giữa cả dân tộc ta với bọn đế quốc - phát xít Nhật - Pháp và tay sai phát
triển gay gắt chưa từng thấy. Nhiệm vụ GPDT được đặt ra vô cùng cấp thiết.
(0,5 điểm)
- Nhằm tập hợp mọi
lực lượng dân tộc ở Đông Dương thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là GPDT, từ Hội nghị
6 (11-1939), BCHTƯ Đảng đã chủ trương thành lập MTDTTNPĐ Đông Dương, thay cho
MTDC Đông Dương của giai đoạn trước. Ở Đông Dương có ba quốc gia dân tộc, cùng
đoàn kết chống kẻ thù chung dưới sự lãnh đạo của ĐCSĐD, nhưng ở mỗi nước có
những đặc điểm riêng. Cần phát huy sức
mạnh mỗi dân tộc, đoàn kết và tập hợp lực lượng từng dân tộc trong cuộc đấu
tranh tự giải phóng, từ đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo xây dựng thí
điểm Việt Minh ở Cao Bằng (0,5 điểm)
- Hội nghị 8 của
BCHTƯ Đảng (5-1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì chủ trương giải quyết vấn đề dân
tộc trong khuôn khổ từng nước, thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng: Việt Nam
độc lập đồng minh (Việt Minh), Ai Lao độc lập đồng minh và Cao Miên độc lập
đồng minh
Việt Minh là mặt
trận đoàn kết dân tộc Việt Nam
với các đoàn thể quần chúng mang tên "cứu quốc". (0,5 điểm)
2. Vai trò của Việt Minh... (2,5 điểm)
- Động viên đến
mức cao nhất mọi người Việt Nam
có lòng yêu nước thương nòi lên trận địa cách mạng; xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phân hoá và cô lập cao độ kẻ thù đế quốc và
tay sai để chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chúng (0,5 điểm)
- Là nơi tập hợp, giác ngộ và rèn luyện lực lượng
chính trị cho Cách mạng tháng Tám, một lực lượng cơ bản và có ý nghĩa quyết
định trong TKN giành chính quyền (0,5 điểm)
- Tạo cơ sở chính
trị vững chắc cho việc xây dựng lực lượng
vũ trang và căn cứ địa cách mạng (0,5 điểm)
- Đưa cả dân tộc
Việt Nam vùng dậy dưới cờ đỏ sao vàng năm cánh của Việt Minh, đi từ khởi nghĩa
từng phần, giành chính quyền bộ phận trong cao trào kháng Nhật cứu nước, tiến
lên chớp đúng thời cơ TKN ở cả nông thôn và thành thị với sự kết hợp lực lượng
chính trị với lực lượng vũ trang, tạo ra sức mạnh áp đảo, đập tan bộ máy chính
quyền của phát xít Nhật và tay sai, thiết lập chính quyền cách mạng trong toàn
quốc. (0,5 điểm)
- Tổng bộ Việt
Minh triệu tập Quốc dân Đại hội (một hình thức tiền Quốc hội), bầu ra Uỷ ban
dân tộc giải phóng (Chính phủ lâm thời), lập nên Nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. (0,25 điểm)
- Gắn liền sự
nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam
với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của phe Đồng minh trên thế giới. (0,25
điểm)
* Việt Minh đóng
vai trò vô cùng to lớn trong toàn bộ quá trình chuẩn bị và tiến hành Tổng khởi
nghĩa thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám 1945.
Câu 4 (5
điểm):
Ghi chú: Thí sinh có thể lập bảng hoặc không lập bảng khi
trình bày, nhưng cần đảm bảo yêu cầu của đề theo những nội dung sau:
Tên đại hội,
thời gian
(tháng, năm)
và địa điểm
|
Hoàn cảnh lịch sử
|
Nội dung cơ bản
|
Ý nghĩa
|
Đại hội đại biểu lần thứ nhất của
Đảng
(3-1935),
Ma Kao, Trung Quốc
(1,0 điểm)
|
- Hậu quả của khủng hoảng kinh tế
1929-1933 tiếp tục ảnh hưởng đến Việt
- Tổ chức của Đảng và quần chúng dần
phục hồi...
- Phong trào đấu tranh của quần chúng
lao động tiếp tục nổ ra
|
- Phân tích tình hình quốc tế và Đông
Dương
- Thông qua Nghị quyết chính trị,
Điều lệ, Nghị quyết về đội tự vệ, Cứu tế đỏ...
- Bầu BCHTƯ K I
- Cử Nguyễn Ái Quốc là đại biểu của
Đảng bên cạnh QTCS
|
- Đánh dấu sự phục hồi hệ thống tổ
chức của Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng sau một giai đoạn đấu
tranh cực kỳ gian khổ
- Là điều kiện đưa cách mạng tiếp tục
tiến lên
|
Đại hội đại biểu lần thứ II
(2-1951), Tuyên Quang
(1,0 điểm)
|
- Cách mạng thế giới đang phát triển
mạnh...
- Cuộc kháng chiến đang trên đà thắng
lợi, nhất là từ Thu Đông 1950...
- Mỹ can thiệp vào Đông Dương, giúp
Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược
|
- Đưa Đảng ra hoạt động công khai với
tên gọi là ĐLĐVN
- Thông
qua Báo cáo chính trị, Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam..., đặc biệt là
Chính cương ĐLĐVN, xác định nhiệm vụ chủ yếu...
- Thông qua
Điều lệ mới, bầu BCHTƯ mới...
|
- Đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc
của Đảng về mọi mặt
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để
đưa kháng chiến mau tới ngày thắng lợi
|
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
III của Đảng
(1,0 điểm)
|
- CM thế giới phát triển mạnh. Phe
XHCN giữ được sự thống nhất. Phong trào GPDT lên cao...
- Nước VN tạm thời bị chia cắt thành
hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau...
- Miền
Bắc hoàn thành các kế hoạch 3 năm 1955-1957 và 1958-1960
- Miền
Nam đánh thắng chiến lược chiến tranh đơn phương của Mỹ với bước phát triển
nhảy vọt là phong trào "Đồng khởi"
|
- Xác định nhiệm vụ chiến lược chung
của CM cả nước; nhiệm vụ chiến lược của CM mỗi miền, vị trí và mối quan hệ
của CM hai miền
- Vạch đường lối CM XHCN ở miền Bắc
- Thông qua phương hướng, nhiệm vụ KH
5 năm lần thứ nhất
- Thông qua Điều lệ mới, bầu BCHTƯ
mới...
|
- Đánh dấu sự hình thành về cơ bản
đường lối chiến lược của CM VN trong thời kỳ mới
- Là ĐH xây dựng CNXH ở miền Bắc và
đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà
|
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của
Đảng
12-1976
Hà Nội
(1,0 điểm)
|
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
kết thúc thắng lợi, kết thúc 30 năm chiến tranh, hoàn thành cuộc CM DTDCND
trong cả nước...
- Hoàn thành thống nhất nước nhà về
mặt nhà nước
- CM VN chuyển sang thời kỳ cả nước
quá độ lên CNXH với những thuận lợi và khó khăn mới...
|
- Đổi tên Đảng thành ĐCSVN
- Tổng kết cuộc
kháng chiến chống Mỹ và sự nghiệp CM XHCN ở miền Bắc
- Xác định đường
lối CM XHCN, bao gồm đường lối chung và đường lối xây dựng kinh tế...
- Xác định
phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu KH 5 năm lần thứ hai
- Thông qua
Điều lệ mới , bầu BCHTƯ mới
|
- Là ĐH toàn thắng của sự nghiệp
chống Mỹ cứu nước, ĐH thống nhất nước nhà, ĐH cả nước đi lên CNXH,
- Mở đầu một thời kỳ mới trong lịch
sử dân tộc: thời kỳ tiến hành một chiến lược CM XHCN trong phạm vi cả nước
|
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
của Đảng
12-1986
Hà nội
(1,0 điểm)
|
- Tình hình quốc tế có những diễn
biến rất phức tạp...
- 10 năm tiến hành CM XHCN trong cả
nước (1976-1985), đạt được những thành tựu, tiến bộ đáng kể, nhưng cũng gặp
nhiều khó khăn, yếu kém do có những sai lầm, khuyết điểm. Đất nước đang lâm
vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội...
|
- Đánh giá thực
trạng kinh tế - xã hội và nguyên nhân...
- Đề ra đường
lối đổi mới, nhằm thực hiện mục tiêu XHCN một cách có hiệu quả; lấy đổi mới
kinh tế làm trung tâm...
- Xác định nhiệm
vụ, mục tiêu của chặng đường đầu tiên...
- Xác
định mục tiêu trong 5 năm 1986-1990, nhấn mạnh Ba chương trình kinh tế...
- Bầu BCHTƯ mới
|
- Khởi xướng và mở đầu sự nghiệp đổi
mới, một sự nghiệp CM lâu dài, toàn diện, sâu sắc và triệt để
|
Câu 5 (5 điểm)
1. Khái quát bối cảnh quốc tế những năm
1929-1939 để làm rõ con đường dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (3,0
điểm)
- Những năm 1929-1933,
nền kinh tế các nước tư bản lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, trên quy
mô lớn, để lại những hậu quả nặng nề..., mâu thuẫn xã hội trong các nước tư bản
phát triển gay gắt, phong trào đấu tranh cách mạng lên cao... (1,0 điểm)
- Để giải quyết những
hậu quả của khủng hoảng, trong thế giới tư bản hình thành hai con đường khác
nhau:
Các nước Anh,
Pháp, Mỹ chủ trương dùng những cải cách ôn hoà để khôi phục kinh tế và ổn định
chính trị.
Giai cấp tư sản
phản động ở một số nước khác chủ trương dùng bạo lực để đàn áp phong trào đấu
tranh của quần chúng trong nước, đồng thời chuẩn bị phát động chiến tranh để
chia lại thị trường thế giới.
Từ trong khuynh
hướng bạo lực, chủ nghĩa phát xít xuất hiện và cầm quyền ở một số nước (...).
Các thế lực phát xít ở Đức, Italia, Nhật ký hiệp ước liên minh thành khối
Trục... ráo riết chuẩn bị gây chiến tranh thế giới (1,0 điểm)
- Trên thế giới
hình thành hai khối đế quốc kình địch nhau: Anh - Pháp - Mỹ và Đức - Italia -
Nhật Bản. Nhưng cả hai khối này đều muốn chống Liên Xô.
Mỹ, Anh, Pháp
không chịu liên minh với Liên Xô để chống phát xít, mà thi hành chính sách thoả
hiệp với các thế lực phát xít, nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh vào Liên Xô. Việc
ký Hiệp ước Muyních (1938) đã không cứu vãn được hoà bình, mà còn tạo điều kiện
cho bọn phát xít tiến hành chiến tranh. (1,0 điểm)
2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc chiến
tranh thế giới: (2 điểm)
- Quy luật phát
triển không đều của chủ nghĩa đế quốc dẫn đến sự thay đổi tương quan lực lượng
giữa các cường quốc tư bản. Nền kinh tế tư bản càng phát triển thì yêu cầu thị
trường càng cao. Thị trường thế giới là có hạn, không thể đáp ứng yêu cầu của
tất cả các cường quốc đế quốc, dẫn đến cuộc đấu tranh để chia lại. (1,0 điểm)
- Tình hình trên
làm phát sinh mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc: giữa Anh, Pháp, Nga với Đức,
Áo - Hung trong CTTG thứ nhất (1914-1918); giữa Anh, Pháp, Mỹ với Đức, Italia,
Nhật Bản trong CTTG thứ hai (1939-1945).
Cả hai cuộc CTTG
tàn khốc, để lại những hậu quả hết sức nặng nề, đều do chủ nghĩa đế quốc gây
ra. (1,0 điểm)
Download Đáp án tại đây
Download Đáp án tại đây
Nhận xét
Đăng nhận xét