Hướng dẫn chấm thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bảng B
Câu 1. (3 điểm) Hãy so sánh Phong trào Cần vương chống
Pháp cuối thế kỉ XIX với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX theo bảng sau:
Nội
dung so sánh
|
Phong
trào Cần vương cuối thế kỉ XIX
|
Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
|
Lãnh
đạo(0.5 đ)
|
Văn
thân, sĩ phu yêu nước
|
Những
nhà nho yêu nước đang trên con đường tư sản hóa.
|
Mục
tiêu
(0.5
đ)
|
Chống
Pháp, giành độc lập, khôi phục chế độ phong kiến.
|
Chống Pháp, giành độc lập, hướng theo chế độ
tư bản chủ nghĩa. Gắn độc lập dân tộc với việc xây dựng một xã hội tiến bộ
hơn.
|
Lực
lượng tham gia
(0.5
đ)
|
Văn
thân, sĩ phu yêu nước
|
Nhiều
tầng lớp: thợ thuyền, nhà nho, nông tham gia nông dân. dân, nhà buôn, binh
lính, học sinh,…
|
Hình
thức đấu tranh
(0.5
đ)
|
Chỉ
khởi nghĩa vũ trang.
|
Phong
phú, đa dạng (bạo động, cải cách, đấu tranh mở trường, tuyên truyền, lập hội,…).
|
Kết
quả, ý nghĩa
(0.5
đ)
|
-
Gây cho địch nhiều tổn thất, nhưng cuối cùng bị đàn áp và thất bại.
-
Là sự tiếp nối phong trào đấu tranh của giai đoạn trước; làm chậm quá trình
bình định quân sự và thiết lập bộ máy thống trị của thực dân Pháp.
|
-
Dấy lên phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới, với hình thức đấu . tranh
phong phú; có những đóng góp nổi bật về văn hóa.
-
Tuy thất bại, phong trào đã thức tỉnh lòng yêu nước của quần chúng nhân dân, đánh
dấu bước tiến mới của phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam.
|
Nguyên
nhân thất bại
(0.5
đ)
|
-
Nổ ra trong khi thực dân nhân thất Pháp đã khuất phục được triều đình Huế, biến
một bộ phận giai cấp phong kiến thành tay sai.
- Sự bất cập của con đường phong kiến.
- Yếu kém của những sĩ phu, văn thân đứng đầu.
|
-
Thực dân Pháp đã ổn định nền thống trị ở Việt Nam- Thiếu một giai cấp tiên tiến
có khả năng lãnh đạo cách mạng.
.
- Khuynh hướng tư sản hạn chế về thời đại, thiếu cơ sở xã hội để phát triển.
|
Câu 2. (6 điểm) Từ năm 1930 đến năm 1945, qua các thời
kì lịch sử, Đảng ta đã chuẩn bị những gì về lực lượng nhằm tiến tới cuộc khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền tháng Tám năm 1945.
Xây dựng lực lượng
chính trị (2 điểm):
- Hình thành
khối công nông liên minh (trong cao trào 1930 – 1931).
- Xây dựng và từng bước mở rộng khối đoàn kết dân tộc
(qua việc thành lập các mặt trận dan tộc thống nhất, đặc biệt là Mặt trận Việt
Minh).
- Thay đổi khẩu hiệu tranh đấu để cô lập kẻ thù…
Xây dựng lực lượng vũ
trang (2.5 điểm):
- Lực lượng tự vệ trong thời kì Xô viết Nghệ - Tĩnh
(1930 – 1931).
- Duy trì Đội du kích Bắc Sơn (1940), thành lập Đội
cứu quốc quân I (1941) và các Đội Cứu quốc quân II, III sau đó.
- Thành lập Đội tự vệ chiến đấu ở Cao Bằng (1941).
- Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng
quân (12/1944).
- Thành lập Đội du kích Ba Tơ và đội du kích các tỉnh
trong thời kì iền khởi nghĩa (sau 9/3/1945).
- Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì giữa tháng
4/1945.
- Việt Nam Giải phóng quân (5/1945).
Thành lập các căn cứ địa
để tiếp tục xây dựng lực lượng về mọi mặt (1.5 điểm):
- Thành lập căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai, Cao Bằng
(1941), căn cứ địa Cao – Bắc – Lạng (1943), các chiến khu kháng Nhật, khu giải
phóng Việt Bắc (6/1945), các ATK trung ương và địa phương.
- Nhờ có lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang,
căn cứ địa được xây dựng và không ngừng phát triển, Đảng ta đã lãnh đạo cuộc đấu
tranh chính trị, kết hợp với đấu tranh vũ trang, giành thắng lợi trong Cách mạng
tháng Tám.
Câu 3. (5 điểm) Những thắng lợi tiêu biểu của cách mạng
miền Nam trong các giai đoạn từ 1954 đến 1975.
Giai đoạn 1: 1954 –
1960, làm thất bại chiến lược Chiến tranh một phía của đế quốc Mĩ (1 điểm)
- “Phong trào hòa bình”, đòi thi hành Hiệp định
Giơ-ne-vơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền, đòi dân sinh, dân
chủ.
- Chống chính sách khủng bố (tố cộng, diệt cộng của
Mĩ – Diệm).
- Phong trào “Đồng khởi” thắng lợi: Khởi nghĩa Bắc
Ái (2/1959), khởi nghĩa Trà Bồng (8/1959), tiêu biểu là khởi nghĩa Bến Tre
(1/1960),… Tháng 12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
“Đồng khởi” đã kết thúc thời kì gìn giữ lực lượng, chuyển sang thời kì tiến
công của cách mạng miền Nam.
Giai đoạn 2: 1961 –
1965, đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1 điểm)
- Đánh bại kế hoạch Xtalây – Taylo, chiến thắng Ấp Bắc
tháng 1/1963, phong trào chống phá “ấp chiến lược”, phong trào đô thị khiến ngụy
quyền khủng hoảng (Mĩ đảo chính Diệm, Nhu). Chiến tranh đặc biệt bước đầu phá sản.
- Đầu năm 1964, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh “đặc biệt”
(kế hoạch Giônxơn – Mác Namara) bình định miền Nam có trọng điểm trong hai năm
1964 – 1965). Nhưng sau một số thất bại về quân sự (các trận Bình Giã, An Lão,
Ba Gia, Đồng Xoài,…) và thất bại trong chương trình lập “ấp chiến lược”, chiến
lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ phá sản hoàn toàn.
Giai đoạn 3: 1965 –
1968, đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ (1 điểm)
- Mở đầu là trận Vạn Tường (Quảng Ngãi) tháng
8/1965, mở ra khả năng có thể đánh Mĩ và thắng Mĩ.
- Tiếp tục đập tan hai cuộc phản kích mùa khô 1965 –
1966 và 1966 – 1967, bẻ gãy chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” của
Mĩ.
- Cùng với thắng lợi của quân dân miền Bắc, ta mở cuộc
tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân 1968. mở ra bước ngoặt mới
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta, buộc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa”
chiến tranh (thừa nhận sự thất bại của Chiến tranh cục bộ).
Giai đoạn 4: 1969 –
1973, đánh bại cơ bản chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, đánh cho “Mĩ cút” (1
điểm)
- Thắng lợi chính trị mở đầu là việc thành lập Chính
phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (6/6/1969).
- 1970 – 1971, phối hợp với quân Lào, Campuchia
giành nhiều thắng lợi có ý nghĩa về chính trị, quân sự,… (trận cánh đồng Chum –
Xiêng Khoảng nửa đầu 1970; đập tan cuộc hành quân của Mĩ – Ngụy Sài Gòn sang
Campuchia (tháng 4 đến tháng 6/1970); đập tan cuộc hành quân Lam Sơn 719 tháng
2 đến tháng 3/1971,…). Phong trào đấu tranh chống chính sách “bình định” nông
thôn, phong trào đô thị phát triển,… vùng giải phóng được mở rộng…
- Tháng 3/1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược. Mĩ
tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh (thừa nhận thất bại của chiến lược Việt
Nam hóa chiến tranh). Trận đánh “Điện Biên Phủ trên không” ở miền Bắc (12 ngày
đêm cuối năm 1972). Tháng 1/1973, Mĩ phải kí Hiệp định Pari, rút quân về nước
sau 2 tháng.
Giai đoạn 5: 1973 –
1975, đánh bại hoàn toàn chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, đánh cho “ngụy
nhào” (1 điểm)
- Chiến thắng Phước Long (6/1/1975) khẳng định thời
cơ đến, củng cố quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 (với ba
chiến dịch lớn, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh) đã giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất tổ quốc.
Câu 4. (6 điểm) So sánh những điểm giống nhau và
khác nhau về trật tự thế giới giữa hai thời kì theo Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn
và Trật tự hai cực Ianta.
Về những điểm giống
nhau (2 điểm):
- Đều là kết quả của những cuộc chiến tranh thế giới
đẫm máu trong lịch sử nhân loại.
- Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập nên để
phục vụ những lợi ích cao nhất của họ.
- Đều có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám
sát và duy trì trật tự thế giới (Hội quốc liên và Liên hiệp quốc).
Về những điểm khác nhau
(4 điểm):
- Trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt so với trật
tự thế giới theo Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn là sự hiện diện của Liên Xô. Giữa
hai cực có sự khác biệt, đối lập về hệ tư tưởng và vai trò đối với sự nghiệp
cách mạng thế giới.
- Về cơ cấu tổ chức, thanh toán chiến tranh và duy
trì hòa bình cũng như việc kí kết các hòa ước với các nước chiến bại hoàn toàn
khác. Trật tự hai cực Ianta thể hiện rõ sự tích cực và tiến bộ hơn hẳn.
- Liên hiệp quốc với vai trò là tổ chức đa phương
toàn cầu mang tính toàn diện và tiến bộ hơn hẳn Hội quốc liên.
- Sự sụp đổ của hai trật tự thế giới dẫn tới những hệ
quả khác nhau: Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn sụp đổ dẫn đến Chiến tranh thế giới
thứ hai, còn trật tự hai cực Ianta sụp đổ dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô và kết
thúc thời kì chiến tranh lạnh.
Download Đáp án tại đây
Download Đáp án tại đây
Nhận xét
Đăng nhận xét