Đáp
án tham khảo
Câu
1.
- Nguyên nhân dẫn đến sự
phát triển kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai
+ Lãnh thổ rộng lớn,
tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật
cao, năng động, sáng tạo.
+ Mỹ lợi dụng chiến
tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.
+ Mỹ đã áp dụng những
thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động,
hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất.
+ Các tổ hợp công nghiệp
–quân sự, các công ty, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mỹ có sức sản xuất, cạnh tranh
lớn và có hiệu quả cả trong và ngoài nước.
+ Các chính sách và biện
pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế Mỹ
phát triển.
- Trong các nguyên nhân
đó, việc áp dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất là quan trọng
nhất.
- Đối với các nước đang
phát triển, khoa học – kỹ thuật là động lực quan trọng của sự phát triển. Áp dụng
khoa học – kỹ thuật vào sản xuất sẽ đưa các nước này thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế, rút ngắn khoảng cách so với các nước phát triển.
Câu
2.
- Những biến đổi của
Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
+ Biến đổi thứ nhất:
cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
+ Biến đổi thứ hai: từ
khi giành được độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế
– xã hội và đạt được nhiều thành tích to lớn như Sin-ga-po, Thái Lan, Malaixia…
Đặc biệt, Sin-ga-po trở thành “con rồng châu Á”, được xếp vào hàng các nước
phát triển nhất thế giới.
+ Biến đổi thứ ba: Cho
đến nay, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt
là ASEAN. Đây là một tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực Đông Nam
Á nhằm mục tiêu xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước
trong khu vực.
- Trong ba biến đổi
trên, biến đổi thứ nhất là quan trọng nhất
+ Từ thân phận các nước
thuộc địa, nửa thuộc địa, phụ thuộc trở thành những nước độc lập…
+ Nhờ có biến đổi đó, các
nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển về
kinh tế, xã hội cuả mình ngày càng phồn vinh.
Câu
3.
- Nhiệm vụ dân tộc và
dân chủ
+ Nhiệm vụ dân tộc
nghĩa là nhiệm vụ chống đế quốc với mục tiêu là giành lại độc lập cho dân tộc.
+ Nhiệm vụ dân chủ là
nhiệm vụ chống phong kiến, với mục tiêu là đem lại ruộng đất cho dân cày.
+ Hai nhiệm vụ này có
quan hệ mật thiết với nhau, là hai nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
- Bối cảnh lịch sử xuất
hiện hai nhiệm vụ này:
+ Năm 1858 thực dân
Pháp nổ súng xâm lược và từng bước biến nước ta thành thuộc địa của chúng. Năm
1884 triều đình Huế công nhận nền thống trị của Pháp trên toàn Việt Nam. Nước
ta trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Chính sách thống trị của thực
dân Pháp và phong kiến tay sai đã làm cho đời sống nhân dân ta, đặc biệt là
nông dân Việt Nam (chiếm 80% dân số) vô cùng khốn khổ.
+ Mâu thuẫn dân tộc (giữa
toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp) và mâu thuẫn giai cấp (giữ nông
dân và địa chủ phong kiến) ngày càng gay gắt. Nhiệm vụ đặc ra là phải đánh đuổi
thực dân Pháp giành lại độc lập cho dân tộc và đánh đổ địa chủ phong kiến, đem
lại ruộng đất cho dân cày.
+ Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời năm 1930 đã đề ra đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến
lên chủ nghĩa xã hội nhằm thực hiện hai nhiệm vụ trên và lãnh đạo toàn dân thực
hiện thắng lợi hai nhiệm vụ cách mạng này.
Câu
4.
- Nguyên nhân Đảng,
Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động toàn quốc kháng chiến
ngày 19/12/1946 là do sự bội ước của thực dân Pháp:
+ Sau khi kí Hiệp định
Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, thực dân Pháp vẫn chuẩn bị xâm lược nước
ta. Tiến công các phòng tuyến của ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Tháng 11/1946,
Pháp khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn. Ở Hà Nội, Pháp nổ súng, đốt nhà
Thông tin, chiếm đóng Bộ tài chính, tàn sát đẫm máu ở một số nơi. Ngày 18 và
19/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta để Pháp giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu
không, chậm nhất sáng 20/12/1946, Pháp sẽ chuyển sang hành động.
+ Tình thế khẩn cấp đòi
hỏi Đảng và Chính phủ ta phải có quyết định kịp thời. Ngày 12/12/1946, Ban Thường
vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Đáp lại tối hậu thư của
Pháp, trong hai ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường Ban Thường vụ Trung
ương Đảng mở rộng, họp tại Vạn Phúc (Hà Đông), đã quyết định phát động cả nước
kháng chiến.
+ Khoảng 20 giờ ngày
19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, tắt điện làm tín
hiệu tiến công. Ngay sau đó Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ
Chí Minh được truyền đi khắp cả nước. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp
bùng nổ với tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
- Đường lối kháng chiến
chống thực dân Pháp của Đảng được thể hiện trong Chỉ thị Toàn quốc kháng chiến,
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của
Tổng Bí thư Trường Chinh (1947). Đường lối nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung
và phương châm của cuộc kháng chiến. Đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường
kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
+ Kháng chiến toàn dân:
toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc theo khẩu hiệu: “Mỗi người dân là một
chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài”.
+ Kháng chiến toàn diện:
kháng chiến trên tất cả các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội
và ngoại giao.
+ Kháng chiến trường kỳ
: áp dụng chiến lược đánh lâu dài, dựa vào sức mạnh của mình là chính, với ưu
thế tuyệt đối của ta về chính trị và tinh thần để khắc phục dần những nhược điểm
về vật chất kỹ thuật khiến cho ta càng đánh càng mạnh, địch càng đánh càng suy
yếu dần dần, làm cho thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch, cuối cùng
đánh bại chúng.
+ Kháng chiến tự lực
cánh sinh là chính nhằm phát huy cao độ khả năng tiềm tàng của dân tộc, tránh ỷ
lại bên ngoài, đồng thời ra sức tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
+ Đường lối kháng chiến
đúng đắn là ngọn cờ để toàn đảng, toàn dân, động viên cao nhất sức mạnh của
toàn dân đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Câu
5.
- Những phẩm chất tiêu
biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
+ Lòng yêu nước
+ Ý chí, nghị lực kiên
cường
+ Cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư
+ Yêu thương con người
- Nguồn gốc của những
phẩm chất đó:
+ Truyền thống yêu nước
của dân tộc Việt Nam
+ Truyền thống quê
hương và gia đình
+ Tinh hoa văn hóa nhân
loại mà trong đó có chủ nghĩa Mác – Lênin
- Suy nghĩ của bản thân
về đánh giá của UNESCO về Chủ tịch Hồ Chí Minh: đây là một nhận xét, đánh già
hoàn toàn đúng đắn vì……
Câu
6.
- Ba chiến thắng quân sự
lớn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp từ 1946 – 1954
+ Chiến thắng Việt Bắc năm
1947
+ Chiến thắng Biên giới
năm 1950
+ Chiến thắng Điện Biên
Phủ năm 1954
Trong đó chiến thắng Điện
Biên Phủ có ý nghĩa quyết định.
- Ý nghĩa của chiến thắng
Điện Biên Phủ
+ Chiến thắng Điện Biên
Phủ đã đập tan kế hoạch Nava, nỗ lực cuối cùng của xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ
ở Đông Dương.
+ Chiến thắng Điện Biên
Phủ đã đi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỉ
XX. Thắng lợi quân sự quyết định ở Điện Biên Phủ đã đưa phái đoàn chính phủ Việt
Nam dân chủ cộng hoà đến hội nghị Giơnevơ với tư thế đại biểu cho một dân tộc
chiến thắng. Hiệp định Giơnevơ được kí kết; các nước tham dự đã cam kết tôn trọng
các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Campuchia.
+ Chiến thắng Điện Biên
Phủ cùng với hiệp định Giơnevơ, đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực
dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Đông Dương. Cách mạng Việt Nam bước sang thời kì mới.
Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ
nghĩa, làm hậu phương vững chắc cho kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Chiến thắng Điện Biên
Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi,
Mỹ La-tinh, góp phần dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế
quốc thực dân.
Hoài Thương
câu 1 thieus nha
Trả lờiXóa