ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ TỈNH KIÊN GIANG NĂM HỌC 2017 – 2018
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Câu 1. (3,0 điểm)
Vì
sao sau Cách mạng mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga lại xuất hiện hai chính
quyền song song tồn tại? Lênin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã có chủ trương gì để
chấm dứt tình trạng đó? Nêu ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười
Nga đối với cách mạng Việt Nam.
Vì
sao sau Cách mạng mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga lại xuất hiện hai chính
quyền song song tồn tại?
+Đầu thế kỉ XX, chế độ Nga hoàng Nicolai
II khủng hoảng trầm trọng, tình hình kinh tế chính trị không ổn định, xã hội bất
ổn nhiều mâu thuẫn gây gắt. Việc Nga tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất
càng làm phơi bày sự khủng hoảng và lạc hậu của đất nước. Tình hình đó đã đưa đất
nước Nga tiến sát đến một cuộc cách mạng.
+Ngày 27/2/1917, Cách mạng dân chủ tư sản
đã lật đổ chế độ Nga hoàng. Các xô viết đại biểu của công nhân và các xô viết đại
biểu của binh lính toàn Pêtơrôgrat đã họp và bầu ra cơ quan lãnh đạo thống nhất
là xô viết đại biểu Công nhân và binh lính Pêtơrôgrat để đứng ra quản lí nhà nước
cách mạng.
+Cùng thời gian ấy, giai cấp tư sản cũng
ra sức vận động để nắm chính quyền. Được những người Mensêvích và Xã hội cách mạng
ủng hộ, 2/3/1917, giai cấp tư sản đứng ra thành lập Chính phủ lâm thời tư sản.
+Như thế, sau Cách mạng tháng Hai, ở nước
Nga xuất hiện một cục diện chính trị độc đáo chưa từng thấy, đó là sự tồn tại
song song hai chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và chính quyền Xô viết.
Chính phủ tư sản lâm thời chiếm ưu thế, nắm quyền lực nhà nước. Chính quyền Xô
viết tuy không nắm các cơ quan quyền lực nhưng lại có sức mạnh cách mạng, được
nhân dân và binh lính ủng hộ. Cục diện kì lạ này phản ánh tương quan so sánh lực
lượng giữa giai cấp tư sản và vô sản, chưa bên nào đủ sức để loại bên nào. Hai
chính quyền này đại diện cho hai giai cấp khác nhau, giành lợi ích khác nhau… tất
yếu xảy ra cuộc đấu tranh.
Lênin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã có chủ trương
gì để chấm dứt tình trạng đó?
+Ngày 3/4/1917, Lênin từ Thụy Sĩ về Pêtơrôgrat đọc
bản Luận cương tháng Tư nêu rõ chủ
trương của Đảng là không ủng hộ Chính phủ lâm thời tư sản và kêu gọi chuyển
chính quyền về tay các xô viết một cách hòa bình, chấm dứt tình trạng hai chính
quyền song song cùng tồn tại. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với việc
đưa cách mạng Nga bước sang giai đoạn mới, cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng
xã hội chủ nghĩa.
+Khi điều kiện khởi nghĩa đã chin muồi, Lê nin
bí mật về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng, vạch ra kế hoạch khởi nghĩa… Khi kế
hoạch bị lộ, Người đã có quyết định kịp thời, sáng suốt là khởi nghĩa trước 1
ngày làm cho kẻ thù bất ngờ, không kịp trở tay. Cuộc khởi nghĩa đã giành thắng
lợi nhanh chóng và ít tổn thất.
+Đêm ngày
25/10/1917, Đại hội Xô viết toàn Nga đã họp tuyên bố thành lập chính quyền Xô
viết do Lê nin đứng đầu, thông qua Sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất đáp ứng
nguyện vọng cấp thiết cho nhân dân. Chính quyền Xô viết do Lê nin đứng đầu còn
thực hiện nhiều biện pháp nhằm xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết còn non
trẻ.
Nêu
ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt
Nam.
+Ý nghĩa lịch sử:
Thắng lợi này đã mở ra kỉ nguyên mới
làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu người ở Nga; đập
tan ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến.
Cách mạng tháng Mười Nga đã mở đầu
lịch sử thế giới hiện đại, làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. Và dẫn đến
sự xuất hiện nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, tạo ra chế độ
xã hội đối lập với chế độ tư bản chủ nghĩa.
Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã mở
ra trước mắt các dân tộc bị áp bức “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại
giải phóng dân tộc”. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, Chủ nghĩa Mác
– Lênin đã trở thành hiện thực và được truyền bá rộng rãi khắp nơi, dẫn đến sự
ra đời của nhiều đảng cộng sản trên thế giới ở các nước tư bản và các nước thuộc
địa.
+Cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã
tác động như thế nào đối với cách mạng Việt Nam:
Trước hết, đó là nguồn
cổ vũ và động viên tinh thần cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống
thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
Hai là, Thắng lợi của
Cách mạng tháng Mười Nga đã đưa chủ nghĩa Mác – Lênin thành thực tế và truyền
bá khắp nơi dẫn đến việc Nguyễn Ái Quốc bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lênin tìm ra
con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam – con đường cách mạng vô sản.
Từ đó, Người đã tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời
của chính đảng vô sản ở Việt Nam – Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân tố quyết định
hàng đầu mọi thắng lợi của cách mạng về sau.
Ba
là, cuộc cách mạng này đã để
lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho nhân dân Việt Nam tiếp thu và sáng tạo
phù hợp với hoàn cảnh đất nước.
Câu
2. (3,0 điểm)
Trình
bày những biến đổi to lớn về chính trị của thế giới từ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai đến năm 2000. Trong những biến đổi đó, biến đổi nào tác động lớn nhất đến
sự thay đổi bản đồ chính trị thế giới? Vì sao?
Những
biến đổi to lớn về chính trị của thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến
năm 2000:
Với thắng lợi của cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt
ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới. Thắng lợi của Cách mạng
Việt Nam (1945), Cách mạng Trung Quốc (1949), Cách mạng Cuba (1959) đã mở ra
không gian địa lí của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa – một dải đất rộng lớn
trải dài từ phía Đông Châu Á qua Liên bang Xô Viết tới phần phía Đông Châu Âu
và lan sang vùng biển Caribe của khu vực Mĩ Latinh. Trong nhiều thập niên, hệ
thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị - quân
sự và kinh tế, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học kĩ thuật thế giới. Tuy
nhiên do nhiều nguyên nhân, đến năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa đã
sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu, hệ thống xã hội chủ nghĩa về cơ bản đã tan rã nhưng đó chỉ
là bước sụt lùi tạm thời của một hệ thống chưa khoa học chưa đúng với Học thuyết
Mác – Lênin.
Ngay sau chiến
tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dây lên mạnh mẽ ở
các nước Á, Phi, Mỹ Latinh. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc
(Apacthai) kéo dài từ nhiều thế kỷ đã bị sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi có ý nghĩa
lịch sử đó đã đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi. Bản đồ
chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Các quốc gia này bắt
tay vào công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội và ngày càng tham gia nhiều vào đời
sống chính trị thế giới. Tuy đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng
đất nước, song bản đồ chính trị các nước Á, Phi, Mỹ Latinh vẫn còn không ít mảng
ảm đạm với các cuộc xung đột, chia rẽ kéo dài và những cải cách kinh tế - xã hội
chưa mấy thành công.
Trong nửa sau thế kỷ XX, hệ thống
đế quốc chủ nghĩa đã có nhiều chuyển biến quan trọng: Thứ nhất, Mỹ vươn lên trở
thành đế quốc giàu mạnh nhất, đứng đầu khối các nước tư bản chủ nghĩa, chính
quyền Mỹ đã thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm thống trị thế giới song đã gặp
không ít thất bại; Thứ hai, nhờ điều chỉnh kịp thời, nên kinh tế các nước tư bản
chủ nghĩa tăng trưởng khá liên tục, đưa đến những thay đổi về cơ cấu cũng như
xu hướng phát triển và hình thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới; Thứ
ba, các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết khu vực, mà tiêu biểu là sự
ra đời của tổ chức Liên minh châu Âu (EU). Mỹ, EU và Nhật Bản đã trở thành ba
trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
Sau Chiến tranh thế giới thứ
hai, một trật tự thế giới mới đã được thiết lập. Đó là trật tự hai cực Ianta
sau do Mỹ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực, với đặc trưng là thế giới bị chia thành
hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng hai cực – hai phe đó là
nhân tố hàng đầu nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa
sau thế kỷ XX. Tình trạng đối đầu giữa hai siêu cường, hai phe đã dẫn đến Chiến
tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập kỷ. Từ cuối thập niên 80 đầu thập niên 90, Chiến
tranh lạnh kết thúc kéo theo sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta, thế giới chuyển
dần sang xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển.
Trong
những biến đổi đó, thắng lợi của phong
trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh tác động lớn
nhất đến sự thay đổi bản đồ chính trị thế giới. Vì:
+Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã xóa bỏ ách
thống trị của chủ nghĩa thực dân, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế
quốc và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài nhiều thế kỉ sụp đổ hoàn toàn và
đồng thời góp phần vào thắng lợi của phe đồng minh trong cuộc chiến tranh chống
chủ nghĩa phát xít.
+Thắng lợi của phong trào
giải phóng dân tộc dẫn đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia có độc lập, chủ
quyền, tự mình ghi tên vào bản đồ thế giới một quốc gia có chủ quyền, có độc
lập, xóa bỏ quan hệ lệ thuộc của thuộc địa với “chính quốc”, thiết lập quan hệ
bình đẳng.
+Các quốc gia ngày càng tích
cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý
chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
+Thắng lợi của phong trào
giải phóng dân tộc đã góp phần vào quá trình “xói mòn” và tan rã của trật tự
“hai cực Ianta” được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai và sự thiết lập
quan hệ quốc tế mới, gắn liền với sự hình thành và mở rộng các tổ chức liên kết
khu vực và các diễn đàn hợp tác quốc tế.
Câu 3. (4,0 điểm)
Phong trào công nhân Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 phát triển như thế
nào? Nêu vai trò của phong trào công nhân Việt Nam đối với sự phát triển của
cách mạng Việt Nam.
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong Cuộc trình
khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp với số lượng khoảng 10 vạn
người. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân Việt Nam tăng
nhanh về số lượng, đến năm 1929 có 22 vạn người, đông nhất là công nhân mỏ và đồn điền. Công nhân Việt Nam sớm tiếp thu
truyền thống của dân tộc, nhất là truyền thống chống giặc ngoại xâm; bị thực
dân, phong kiến, tư sản bóc lột nên có tinh thần đấu tranh kiên quyết chống đế
quốc và tay sai rất cao.
Giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu ảnh hưởng của
Cách mạng tháng Mười Nga và trào lưu cách mạng vô sản được truyền bá vào Việt
Nam, giai cấp công nhân trở thành động lực mạnh mẽ theo cách mang tiên tiến của
thời đại. Những năm sau chiến tranh, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân tuy
còn lẻ tẻ và tự phát nhưng đã nói lên ý thức giai cấp đang phát triển nhanh
chóng, làm cơ sở cho các tổ chức và phong trào chính trị cao hơn về sau. Năm
1920, Công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn đã thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng
đừng đầu.
Các cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ Pháp trên
các tàu Pháp ghé vào Hải Phòng (1919), Sài Gòn (1920) và các cuộc đấu tranh của
công nhân và thủy thủ Trung Quốc ở các cảng lớn
Hương Cảng, Áo Môn, Thượng Hải (1921) đã góp phần cổ vũ, động viên công
nhân Việt Nam hăng hái đấu tranh.
Từ năm 1919 đến năm 1925, có 25 cuộc đấu
tranh, tiêu biểu. Năm 1922, công nhân và viên chức các cơ sở công thương của tư
nhân ở Bắc Kì đòi chủ tư bản Pháp phải cho họ nghỉ ngày chủ nhật có trả lương.
Cũng năm này, còn có các cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xay
xát ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương… Tháng 8/1925, thợ máy xương Ba Son tại cảng
Sài Gòn không chịu sửa chửa chiến hạm Misơlê của Pháp trước khi chiến hạm này
trở lính sang tham gian đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân
Trung Quốc. Cuộc bãi công nổ ra với yêu sách đòi tăng lương 20% và phải cho những
công nhân mất việc làm được trở lại làm
việc. Sau 8 ngày bãi công, nhà chức trách Pháp phải chấp nhận tăng lượng 10%
cho công nhân. Cuộc bãi công Ba Son thắng lợi, đánh dấu bước tiến mới của phong
trào công nhân Việt Nam.
Thông qua những hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên, đặc biệt là việc thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, phong trào công
nhân ngày càng phát triển mạnh. Trong
hai năm 1926 – 1927 nổ ra 18 cuộc bãi công, sôi nổi nhất là phong trào công
nhân đồn điền.
Trong hai năm 1928 – 1929, có khoảng 40 cuộc bãi công
của công nhân nổ ra từ Bắc chí Nam, nhất là ở các trung tâm kinh tế, chính trị,
sôi nổi nhất là ở Bắc Kì. Trong phong trào có sự liên kết đấu tranh của công
nhân giữa các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ; những khẩu hiệu chính trị được kết hợp
với các khẩu hiệu kinh tế.
Về tổ chức, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Công
đoàn có cơ sở ở khắp nơi trong nước và
trực tiếp ảnh hưởng tới phong trào công nhân. So với giai đoạn 1919- 1925,
phong trào công nhân 1926 – 1929 có bước phát triển mới. Ý thức giai cấp và ý
thức chính trị ngày càng rõ rệt. Giai cấp công nhân Việt Nam đã bước đầu đi vào
con đường đấu tranh có tổ chức và trở thành một lực lượng chính trị độc lập.
Phong trào đang chuyển biến mạnh mẽ từ tự phát đến tự giác, có sức quy tụ và dẫn
đầu phong trào yêu nước nói chung, làm cho phong trào yêu nước chuyển mạnh theo
khuynh hướng vô sản.
Cùng với phong trào yêu nước kết thành
một làm song cách mạng dân tộc dân chủ vô cùng mạnh mẽ đặt ra yêu cầu bức thiết
phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản. Yêu cầu đó tác động đến các tổ chức
tiền cộng sản (Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng), dẫn
đến cuộc đấu tranh nội bộ và sự phân hóa tích cực trong các tổ chức này, hình
thành nên ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam (Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng
sản đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn), rồi thống nhất thành Đảng Cộng sản
Việt Nam vào đầu năm 1930.
Phong trào công nhân Việt
Nam có vai trò to lớn đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
Trước
hết, Phong trào công nhân là
cơ sở để tiếp thu sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin, lí luận cách mạng giải
phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Từ đó mà giai cấp công nhân từ đấu tranh tự
mình đến đấu tranh cho mình.
Thứ
hai, Đến cuối năm 1929, phong
trào công nhân Việt Nam có ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc và giai cấp công
nhân thực sự trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có sức hút các lực lượng
xã hội khác. Phong trào công nhân có tác dụng thúc đẩy phong trào yêu nước phát
triển theo khuynh hướng vô sản.
Thứ ba, Phong trào công nhân cùng với
phong trào yêu nước kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ rộng lớn mãnh mẽ,
đòi hỏi cần có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản.
Thứ
tư, Đảng Cộng sản Việt Nam là
sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước của nhân dân Việt
Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX. Như vậy, phong trào công nhân là một nhân
tố để hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 4. (4,0 điểm)
Trước và sau ngày 6/3/1946, sách lược của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc có gì
khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó? Từ thành công của sách lược ngoại giao
trong giai đoạn 1945-1946, em hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ
quyền quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
Trước và sau ngày 6/3/1946, sách lược của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc khác
nhau:
+Trước ngày 6/3/1946: Đảng,
Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra sách lược: Hòa hoãn với Trung Hoa Dân
quốc ở miền Bắc; kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam.
+Sau ngày 6/3/1946: Đảng,
Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra sách lược: Hòa hoãn với Pháp và Trung
Hoa Dân quốc.
Sở dĩ có sự khác nhau đó là vì hoàn cảnh lịch sử thay đổi.
+Trước ngày 28/2/1946, nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước nhiều kẻ thù xâm lược đông và mạnh trong
khi đất nước đứng trước tình thế hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”, trong đó
Pháp là kẻ thù chính và phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Trong khi
đó, Trung Hoa Dân quốc có những mâu thuẫn nội tại mà Đảng và Chính phủ có thể
lợi dụng. Trong điều kiện đó, Đảng và Chính phủ đã chủ trương hòa với Trung Hoa
Dân quốc, kháng chiến chống Pháp.
+Ngày 28/2/1946, Hiệp ước
Hoa – Pháp đã làm cho tình hình thay đổi. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đứng trước một trong hai con đường lựa chọn: hoặc là đánh Pháp không cho
quân Pháp ra miền Bắc hoặc là hòa với Pháp cho Pháp ra miền Bắc, gạt 20 vạn
quân Trung Hoa Dân quốc về nước. Trước tình hình đó, ngày 3/3/1946, Đảng, Chính
phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương “Hòa để tiến”. Ngày 6/3/1946, Chủ tịch
Hồ Chí Minh thay mặt cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với G. Xanhtơni
(đại diện Chính phủ Pháp) kí Hiệp định Sơ bộ.
Từ thành công của sách lược ngoại giao trong giai đoạn 1945-1946, em hãy
rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trong giai đoạn
hiện nay.
Thứ nhất, phải nhận định chính xác về kẻ thù, “biết địch biết ta trăm
trận
trăm thắng”. Ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh thời kì
năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám đã tỏ rõ Người am tường “năm cái biết”-
“ngũ tri” được phương Đông đúc kết: biết mình,
biết người, biết thời thế, biết dừng và biết biến.
Thứ hai, sử dụng những phương pháp ngoại giao khôn khéo. “Dĩ bất biến,
ứng vạn biến” - lấy
cái không thể thay đổi để ứng phó với muôn sự thay đổi – là một phương pháp bắt
nguồn từ triết lý phương Đông, được Hồ Chí Minh vận dụng hiệu quả trong cuộc
đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc thời kì 1945-1946. Sách lược “hòa để tiến” với
thực dân Pháp cũng chính thể hiện sự
cương - nhu trong đối ngoại của Hồ Chủ tịch.
Thứ ba, biết dựa vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, đoàn kết nhân
dân, không phân biệt thành phần giai cấp, dân tộc, đảng phái, tôn giáo. Chính sau
này, Hồ Chủ Tịch đã chỉ rõ “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành
công, đại thành công”.
Thứ tư, cần hết sức tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước trên
thế giới, các lực lượng hòa bình và dân chủ vì những mục tiêu chung của thời
đại. Nói cách khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát huy một trong những phương pháp
đặc sắc của ngoại giao truyền thống Việt Nam- ngoại giao tâm công (đánh vào
lòng người).
Câu 5. (3,0 điểm)
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược (1954-1954), thắng lợi nào của quân dân ta đã đưa cuộc kháng
chiến bước sang một giai đoạn mới? Nêu hoàn cảnh lịch sử và ý nghĩa của thắng
lợi đó.
Trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1954-1954), thắng lợi của Chiến dịch Việt
Bắc thu – đông năm 1947 của quân dân ta đã đưa cuộc kháng chiến bước sang một
giai đoạn mới.
Sau gần một năm kể từ khi cuộc kháng chiến
toàn quốc bùng nổ, thực dân Pháp tuy chiếm được các đô thị và các đường giao
thông chiến lược song phạm vi chiếm đóng ngày càng rộng, Pháp càng gặp khó khăn
do phải dàn mỏng lực lượng. Bước sang năm 1947, nước Pháp gặp nhiều khó khăn về
kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội. Để giải quyết những khó khăn đó và thực
hiện âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh”, tháng 3/1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae
sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, thay cho Đắcgiăngiơ. Bôlae vạch ra kế hoạch
tiến công lên Việt Bắc, nhằm đánh phá căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não cuộc
kháng chiến và quân chủ lực, tiến tới thành lập thành lập chính phủ bù nhìn
toàn quốc và nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Thực hiện âm mưu trên, Pháp đã huy động một lực
lượng quân đội lớn với 12.000 quân tinh nhuệ gồm cả không quân, lục quân, thủy
quân và hầu hết máy bay có ở Đông Dương, chia thành ba cánh quân mở đường tấn
công lên Việt Bắc: 1- Quân nhảy dù đổ xuống một số vị trí nằm ở giữa lòng Việt
Bắc (Chợ Đồn, Chợ Mới, Bắc Kạn,..); 2- Quân bộ đi theo đường số 4 tiến từ Lạng
Sơn lên Cao Bằng, rồi vòng xuống theo quốc lộ số 3 hợp điểm với cánh quân dù
đang có mặt ở Bắc Kạn; 3- Quân thủy đi theo
đường Sông Hồng, sông Lô đánh lên Tuyên Quang, Chiêm Hóa. Hai cánh quân của địch
hình thành hai giọng kiềm xiết chặt căn cứ địa Việt Bắc và chúng dự kiến hai giọng
kiềm này sẽ khép lại ở Đài Thị.
Trước tình hình đó, Trung ương Đảng chỉ thị
“Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” (15/10/1947). Thực hiện chỉ
thị của Đảng, trên khắp các mặt trận, nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu tiêu diệt
nhiều sinh lực địch, từng bước phá vỡ vòng vây của địch ở nhiều nơi. Cuộc chiến
đấu hơn hai tháng giữa ta và địch đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận
quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19/12/1947. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo
toàn. Bộ đội chủ lực của ta đã trưởng thành.
Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 là chiến
dịch phản công lớn đầu tiên của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
giành thắng lợi. Chiến thắng Việt Bắc chứng minh sự đúng đắn của đường lối
kháng chiến của Đảng ta, chứng minh khả năng vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc.
Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947
đã giáng đòn quyết định vào chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, buộc
chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. Đưa cuộc kháng chiến của nhân dân
ta bước sang một giai đoạn mới. Là mốc khởi đầu thay đổi tương quan lực lượng
giữa ta và địch có lợi cho cuộc kháng chiến của ta.
Câu 6.
(3,0 điểm)
“Đánh cho để tóc dài
Đánh cho để đen răng…”
(Trích Hịch Vua Quang Trung)
a. Cho
biết hai câu trên đề cập vấn đề gì?
b. Chọn
một thời kì lịch sử của dân tộc để phân tích và làm rõ ý nghĩa quan trọng của
vấn đề đó trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.
c. Trong
xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, theo em vấn đề đó cần được phát huy như thế
nào?
a. Cho
biết hai câu trên đề cập vấn đề gì?
Vấn đề giữ gìn và phát huy truyền thống
văn hóa dân tộc.
b. Chọn
một thời kì lịch sử của dân tộc để phân tích và làm rõ ý nghĩa quan trọng của
vấn đề đó trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.
+Thời kì nghìn
năm Bắc thuộc (179 TCN – 938) là một thời kì nhân dân Văn Lang – Âu Lạc giữ gìn
và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
+Trong
suốt một nghìn năm Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc không những
áp bức bóc lột nhân dân ta dã man mà còn thực hiện chính sách “đồng hóa” dân
tộc ta như truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong
tục tập quán theo người Hán, mở lớp đào tạo chữ Nho… Nhưng trong một nghìn năm
đó, người Việt vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc của mình: nhân dân ta vẫn
giữ được lối sống, phong tục tập quán, tiếng nói riêng của dân tộc.
+Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, không
chịu khuất phục trước mọi kẻ thù xâm lược, chủ động và sáng tạo trong việc lưu
giữ và phát triển nền văn hóa dân tộc và chống “đồng hóa” của kẻ thù. Người Việt
đã tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng của văn hóa bên ngoài và “Việt hóa” nó
cho phù hợp, thích nghi với điều kiện sống, đặc điểm xã hội và tâm lí của người
Việt làm cho nền văn hóa đa dạng và phong phú: thông qua tư tưởng Nho giáo dạy
cho con người các đặc tín tốt của con người; tư tưởng Phật giáo dạy con người
lòng từ bi, làm nhiều việc thiện. Cũng nhờ sự sáng tạo trong lao động và điều
kiện sống mà về sau từ chữ Hán mà nhân dân ta đã tạo ra chữ viết riêng cho dân
tộc mình – chữ Nôm với những tác phẩm của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông…
c.
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, theo em vấn đề đó cần được phát huy như
thế nào?
+Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy
được giá trị của văn hóa dân tộc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, mà còn tinh
thông văn hóa, tham gia giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, không phải
là khư khư ôm lấy cái đã có mà cần phải kế thừa phát huy cũng đồng thời phát
triển lên bằng cách tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa mới tích cực.
+Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là đóng góp
có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và bắt đầu
từ ra sức học tập, rèn luyện nâng cao tinh thần yêu nước, tự tôn, tự hòa dân tộc,
không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm, ra sức học tập và rèn luyện đạo đức, bản
lĩnh chính trị, cống hiến thật nhiều cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa.
Huỳnh Thanh Mộng
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Câu 1. (3,0 điểm)
Vì
sao sau Cách mạng mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga lại xuất hiện hai chính
quyền song song tồn tại? Lênin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã có chủ trương gì để
chấm dứt tình trạng đó? Nêu ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười
Nga đối với cách mạng Việt Nam.
Vì
sao sau Cách mạng mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga lại xuất hiện hai chính
quyền song song tồn tại?
+Đầu thế kỉ XX, chế độ Nga hoàng Nicolai
II khủng hoảng trầm trọng, tình hình kinh tế chính trị không ổn định, xã hội bất
ổn nhiều mâu thuẫn gây gắt. Việc Nga tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất
càng làm phơi bày sự khủng hoảng và lạc hậu của đất nước. Tình hình đó đã đưa đất
nước Nga tiến sát đến một cuộc cách mạng.
+Ngày 27/2/1917, Cách mạng dân chủ tư sản
đã lật đổ chế độ Nga hoàng. Các xô viết đại biểu của công nhân và các xô viết đại
biểu của binh lính toàn Pêtơrôgrat đã họp và bầu ra cơ quan lãnh đạo thống nhất
là xô viết đại biểu Công nhân và binh lính Pêtơrôgrat để đứng ra quản lí nhà nước
cách mạng.
+Cùng thời gian ấy, giai cấp tư sản cũng
ra sức vận động để nắm chính quyền. Được những người Mensêvích và Xã hội cách mạng
ủng hộ, 2/3/1917, giai cấp tư sản đứng ra thành lập Chính phủ lâm thời tư sản.
+Như thế, sau Cách mạng tháng Hai, ở nước
Nga xuất hiện một cục diện chính trị độc đáo chưa từng thấy, đó là sự tồn tại
song song hai chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và chính quyền Xô viết.
Chính phủ tư sản lâm thời chiếm ưu thế, nắm quyền lực nhà nước. Chính quyền Xô
viết tuy không nắm các cơ quan quyền lực nhưng lại có sức mạnh cách mạng, được
nhân dân và binh lính ủng hộ. Cục diện kì lạ này phản ánh tương quan so sánh lực
lượng giữa giai cấp tư sản và vô sản, chưa bên nào đủ sức để loại bên nào. Hai
chính quyền này đại diện cho hai giai cấp khác nhau, giành lợi ích khác nhau… tất
yếu xảy ra cuộc đấu tranh.
Lênin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã có chủ trương
gì để chấm dứt tình trạng đó?
+Ngày 3/4/1917, Lênin từ Thụy Sĩ về Pêtơrôgrat đọc
bản Luận cương tháng Tư nêu rõ chủ
trương của Đảng là không ủng hộ Chính phủ lâm thời tư sản và kêu gọi chuyển
chính quyền về tay các xô viết một cách hòa bình, chấm dứt tình trạng hai chính
quyền song song cùng tồn tại. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với việc
đưa cách mạng Nga bước sang giai đoạn mới, cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng
xã hội chủ nghĩa.
+Khi điều kiện khởi nghĩa đã chin muồi, Lê nin
bí mật về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng, vạch ra kế hoạch khởi nghĩa… Khi kế
hoạch bị lộ, Người đã có quyết định kịp thời, sáng suốt là khởi nghĩa trước 1
ngày làm cho kẻ thù bất ngờ, không kịp trở tay. Cuộc khởi nghĩa đã giành thắng
lợi nhanh chóng và ít tổn thất.
+Đêm ngày
25/10/1917, Đại hội Xô viết toàn Nga đã họp tuyên bố thành lập chính quyền Xô
viết do Lê nin đứng đầu, thông qua Sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất đáp ứng
nguyện vọng cấp thiết cho nhân dân. Chính quyền Xô viết do Lê nin đứng đầu còn
thực hiện nhiều biện pháp nhằm xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết còn non
trẻ.
Nêu
ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt
Nam.
+Ý nghĩa lịch sử:
Thắng lợi này đã mở ra kỉ nguyên mới
làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu người ở Nga; đập
tan ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến.
Cách mạng tháng Mười Nga đã mở đầu
lịch sử thế giới hiện đại, làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. Và dẫn đến
sự xuất hiện nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, tạo ra chế độ
xã hội đối lập với chế độ tư bản chủ nghĩa.
Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã mở
ra trước mắt các dân tộc bị áp bức “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại
giải phóng dân tộc”. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, Chủ nghĩa Mác
– Lênin đã trở thành hiện thực và được truyền bá rộng rãi khắp nơi, dẫn đến sự
ra đời của nhiều đảng cộng sản trên thế giới ở các nước tư bản và các nước thuộc
địa.
+Cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã
tác động như thế nào đối với cách mạng Việt Nam:
Trước hết, đó là nguồn
cổ vũ và động viên tinh thần cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống
thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
Hai là, Thắng lợi của
Cách mạng tháng Mười Nga đã đưa chủ nghĩa Mác – Lênin thành thực tế và truyền
bá khắp nơi dẫn đến việc Nguyễn Ái Quốc bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lênin tìm ra
con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam – con đường cách mạng vô sản.
Từ đó, Người đã tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời
của chính đảng vô sản ở Việt Nam – Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân tố quyết định
hàng đầu mọi thắng lợi của cách mạng về sau.
Ba
là, cuộc cách mạng này đã để
lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho nhân dân Việt Nam tiếp thu và sáng tạo
phù hợp với hoàn cảnh đất nước.
Câu
2. (3,0 điểm)
Trình
bày những biến đổi to lớn về chính trị của thế giới từ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai đến năm 2000. Trong những biến đổi đó, biến đổi nào tác động lớn nhất đến
sự thay đổi bản đồ chính trị thế giới? Vì sao?
Những
biến đổi to lớn về chính trị của thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến
năm 2000:
Với thắng lợi của cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt
ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới. Thắng lợi của Cách mạng
Việt Nam (1945), Cách mạng Trung Quốc (1949), Cách mạng Cuba (1959) đã mở ra
không gian địa lí của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa – một dải đất rộng lớn
trải dài từ phía Đông Châu Á qua Liên bang Xô Viết tới phần phía Đông Châu Âu
và lan sang vùng biển Caribe của khu vực Mĩ Latinh. Trong nhiều thập niên, hệ
thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị - quân
sự và kinh tế, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học kĩ thuật thế giới. Tuy
nhiên do nhiều nguyên nhân, đến năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa đã
sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu, hệ thống xã hội chủ nghĩa về cơ bản đã tan rã nhưng đó chỉ
là bước sụt lùi tạm thời của một hệ thống chưa khoa học chưa đúng với Học thuyết
Mác – Lênin.
Ngay sau chiến
tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dây lên mạnh mẽ ở
các nước Á, Phi, Mỹ Latinh. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc
(Apacthai) kéo dài từ nhiều thế kỷ đã bị sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi có ý nghĩa
lịch sử đó đã đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi. Bản đồ
chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Các quốc gia này bắt
tay vào công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội và ngày càng tham gia nhiều vào đời
sống chính trị thế giới. Tuy đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng
đất nước, song bản đồ chính trị các nước Á, Phi, Mỹ Latinh vẫn còn không ít mảng
ảm đạm với các cuộc xung đột, chia rẽ kéo dài và những cải cách kinh tế - xã hội
chưa mấy thành công.
Trong nửa sau thế kỷ XX, hệ thống
đế quốc chủ nghĩa đã có nhiều chuyển biến quan trọng: Thứ nhất, Mỹ vươn lên trở
thành đế quốc giàu mạnh nhất, đứng đầu khối các nước tư bản chủ nghĩa, chính
quyền Mỹ đã thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm thống trị thế giới song đã gặp
không ít thất bại; Thứ hai, nhờ điều chỉnh kịp thời, nên kinh tế các nước tư bản
chủ nghĩa tăng trưởng khá liên tục, đưa đến những thay đổi về cơ cấu cũng như
xu hướng phát triển và hình thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới; Thứ
ba, các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết khu vực, mà tiêu biểu là sự
ra đời của tổ chức Liên minh châu Âu (EU). Mỹ, EU và Nhật Bản đã trở thành ba
trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
Sau Chiến tranh thế giới thứ
hai, một trật tự thế giới mới đã được thiết lập. Đó là trật tự hai cực Ianta
sau do Mỹ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực, với đặc trưng là thế giới bị chia thành
hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng hai cực – hai phe đó là
nhân tố hàng đầu nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa
sau thế kỷ XX. Tình trạng đối đầu giữa hai siêu cường, hai phe đã dẫn đến Chiến
tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập kỷ. Từ cuối thập niên 80 đầu thập niên 90, Chiến
tranh lạnh kết thúc kéo theo sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta, thế giới chuyển
dần sang xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển.
Trong
những biến đổi đó, thắng lợi của phong
trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh tác động lớn
nhất đến sự thay đổi bản đồ chính trị thế giới. Vì:
+Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã xóa bỏ ách
thống trị của chủ nghĩa thực dân, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế
quốc và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài nhiều thế kỉ sụp đổ hoàn toàn và
đồng thời góp phần vào thắng lợi của phe đồng minh trong cuộc chiến tranh chống
chủ nghĩa phát xít.
+Thắng lợi của phong trào
giải phóng dân tộc dẫn đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia có độc lập, chủ
quyền, tự mình ghi tên vào bản đồ thế giới một quốc gia có chủ quyền, có độc
lập, xóa bỏ quan hệ lệ thuộc của thuộc địa với “chính quốc”, thiết lập quan hệ
bình đẳng.
+Các quốc gia ngày càng tích
cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý
chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
+Thắng lợi của phong trào
giải phóng dân tộc đã góp phần vào quá trình “xói mòn” và tan rã của trật tự
“hai cực Ianta” được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai và sự thiết lập
quan hệ quốc tế mới, gắn liền với sự hình thành và mở rộng các tổ chức liên kết
khu vực và các diễn đàn hợp tác quốc tế.
Câu 3. (4,0 điểm)
Phong trào công nhân Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 phát triển như thế
nào? Nêu vai trò của phong trào công nhân Việt Nam đối với sự phát triển của
cách mạng Việt Nam.
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong Cuộc trình
khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp với số lượng khoảng 10 vạn
người. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân Việt Nam tăng
nhanh về số lượng, đến năm 1929 có 22 vạn người, đông nhất là công nhân mỏ và đồn điền. Công nhân Việt Nam sớm tiếp thu
truyền thống của dân tộc, nhất là truyền thống chống giặc ngoại xâm; bị thực
dân, phong kiến, tư sản bóc lột nên có tinh thần đấu tranh kiên quyết chống đế
quốc và tay sai rất cao.
Giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu ảnh hưởng của
Cách mạng tháng Mười Nga và trào lưu cách mạng vô sản được truyền bá vào Việt
Nam, giai cấp công nhân trở thành động lực mạnh mẽ theo cách mang tiên tiến của
thời đại. Những năm sau chiến tranh, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân tuy
còn lẻ tẻ và tự phát nhưng đã nói lên ý thức giai cấp đang phát triển nhanh
chóng, làm cơ sở cho các tổ chức và phong trào chính trị cao hơn về sau. Năm
1920, Công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn đã thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng
đừng đầu.
Các cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ Pháp trên
các tàu Pháp ghé vào Hải Phòng (1919), Sài Gòn (1920) và các cuộc đấu tranh của
công nhân và thủy thủ Trung Quốc ở các cảng lớn
Hương Cảng, Áo Môn, Thượng Hải (1921) đã góp phần cổ vũ, động viên công
nhân Việt Nam hăng hái đấu tranh.
Từ năm 1919 đến năm 1925, có 25 cuộc đấu
tranh, tiêu biểu. Năm 1922, công nhân và viên chức các cơ sở công thương của tư
nhân ở Bắc Kì đòi chủ tư bản Pháp phải cho họ nghỉ ngày chủ nhật có trả lương.
Cũng năm này, còn có các cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xay
xát ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương… Tháng 8/1925, thợ máy xương Ba Son tại cảng
Sài Gòn không chịu sửa chửa chiến hạm Misơlê của Pháp trước khi chiến hạm này
trở lính sang tham gian đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân
Trung Quốc. Cuộc bãi công nổ ra với yêu sách đòi tăng lương 20% và phải cho những
công nhân mất việc làm được trở lại làm
việc. Sau 8 ngày bãi công, nhà chức trách Pháp phải chấp nhận tăng lượng 10%
cho công nhân. Cuộc bãi công Ba Son thắng lợi, đánh dấu bước tiến mới của phong
trào công nhân Việt Nam.
Thông qua những hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên, đặc biệt là việc thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, phong trào công
nhân ngày càng phát triển mạnh. Trong
hai năm 1926 – 1927 nổ ra 18 cuộc bãi công, sôi nổi nhất là phong trào công
nhân đồn điền.
Trong hai năm 1928 – 1929, có khoảng 40 cuộc bãi công
của công nhân nổ ra từ Bắc chí Nam, nhất là ở các trung tâm kinh tế, chính trị,
sôi nổi nhất là ở Bắc Kì. Trong phong trào có sự liên kết đấu tranh của công
nhân giữa các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ; những khẩu hiệu chính trị được kết hợp
với các khẩu hiệu kinh tế.
Về tổ chức, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Công
đoàn có cơ sở ở khắp nơi trong nước và
trực tiếp ảnh hưởng tới phong trào công nhân. So với giai đoạn 1919- 1925,
phong trào công nhân 1926 – 1929 có bước phát triển mới. Ý thức giai cấp và ý
thức chính trị ngày càng rõ rệt. Giai cấp công nhân Việt Nam đã bước đầu đi vào
con đường đấu tranh có tổ chức và trở thành một lực lượng chính trị độc lập.
Phong trào đang chuyển biến mạnh mẽ từ tự phát đến tự giác, có sức quy tụ và dẫn
đầu phong trào yêu nước nói chung, làm cho phong trào yêu nước chuyển mạnh theo
khuynh hướng vô sản.
Cùng với phong trào yêu nước kết thành
một làm song cách mạng dân tộc dân chủ vô cùng mạnh mẽ đặt ra yêu cầu bức thiết
phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản. Yêu cầu đó tác động đến các tổ chức
tiền cộng sản (Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng), dẫn
đến cuộc đấu tranh nội bộ và sự phân hóa tích cực trong các tổ chức này, hình
thành nên ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam (Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng
sản đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn), rồi thống nhất thành Đảng Cộng sản
Việt Nam vào đầu năm 1930.
Phong trào công nhân Việt
Nam có vai trò to lớn đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
Trước
hết, Phong trào công nhân là
cơ sở để tiếp thu sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin, lí luận cách mạng giải
phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Từ đó mà giai cấp công nhân từ đấu tranh tự
mình đến đấu tranh cho mình.
Thứ
hai, Đến cuối năm 1929, phong
trào công nhân Việt Nam có ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc và giai cấp công
nhân thực sự trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có sức hút các lực lượng
xã hội khác. Phong trào công nhân có tác dụng thúc đẩy phong trào yêu nước phát
triển theo khuynh hướng vô sản.
Thứ ba, Phong trào công nhân cùng với
phong trào yêu nước kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ rộng lớn mãnh mẽ,
đòi hỏi cần có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản.
Thứ
tư, Đảng Cộng sản Việt Nam là
sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước của nhân dân Việt
Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX. Như vậy, phong trào công nhân là một nhân
tố để hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 4. (4,0 điểm)
Trước và sau ngày 6/3/1946, sách lược của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc có gì
khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó? Từ thành công của sách lược ngoại giao
trong giai đoạn 1945-1946, em hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ
quyền quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
Trước và sau ngày 6/3/1946, sách lược của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc khác
nhau:
+Trước ngày 6/3/1946: Đảng,
Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra sách lược: Hòa hoãn với Trung Hoa Dân
quốc ở miền Bắc; kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam.
+Sau ngày 6/3/1946: Đảng,
Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra sách lược: Hòa hoãn với Pháp và Trung
Hoa Dân quốc.
Sở dĩ có sự khác nhau đó là vì hoàn cảnh lịch sử thay đổi.
+Trước ngày 28/2/1946, nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước nhiều kẻ thù xâm lược đông và mạnh trong
khi đất nước đứng trước tình thế hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”, trong đó
Pháp là kẻ thù chính và phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Trong khi
đó, Trung Hoa Dân quốc có những mâu thuẫn nội tại mà Đảng và Chính phủ có thể
lợi dụng. Trong điều kiện đó, Đảng và Chính phủ đã chủ trương hòa với Trung Hoa
Dân quốc, kháng chiến chống Pháp.
+Ngày 28/2/1946, Hiệp ước
Hoa – Pháp đã làm cho tình hình thay đổi. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đứng trước một trong hai con đường lựa chọn: hoặc là đánh Pháp không cho
quân Pháp ra miền Bắc hoặc là hòa với Pháp cho Pháp ra miền Bắc, gạt 20 vạn
quân Trung Hoa Dân quốc về nước. Trước tình hình đó, ngày 3/3/1946, Đảng, Chính
phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương “Hòa để tiến”. Ngày 6/3/1946, Chủ tịch
Hồ Chí Minh thay mặt cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với G. Xanhtơni
(đại diện Chính phủ Pháp) kí Hiệp định Sơ bộ.
Từ thành công của sách lược ngoại giao trong giai đoạn 1945-1946, em hãy
rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trong giai đoạn
hiện nay.
Thứ nhất, phải nhận định chính xác về kẻ thù, “biết địch biết ta trăm
trận
trăm thắng”. Ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh thời kì năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám đã tỏ rõ Người am tường “năm cái biết”- “ngũ tri” được phương Đông đúc kết: biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng và biết biến.
trăm thắng”. Ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh thời kì năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám đã tỏ rõ Người am tường “năm cái biết”- “ngũ tri” được phương Đông đúc kết: biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng và biết biến.
Thứ hai, sử dụng những phương pháp ngoại giao khôn khéo. “Dĩ bất biến,
ứng vạn biến” - lấy cái không thể thay đổi để ứng phó với muôn sự thay đổi – là một phương pháp bắt nguồn từ triết lý phương Đông, được Hồ Chí Minh vận dụng hiệu quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc thời kì 1945-1946. Sách lược “hòa để tiến” với thực dân Pháp cũng chính thể hiện sự cương - nhu trong đối ngoại của Hồ Chủ tịch.
ứng vạn biến” - lấy cái không thể thay đổi để ứng phó với muôn sự thay đổi – là một phương pháp bắt nguồn từ triết lý phương Đông, được Hồ Chí Minh vận dụng hiệu quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc thời kì 1945-1946. Sách lược “hòa để tiến” với thực dân Pháp cũng chính thể hiện sự cương - nhu trong đối ngoại của Hồ Chủ tịch.
Thứ ba, biết dựa vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, đoàn kết nhân
dân, không phân biệt thành phần giai cấp, dân tộc, đảng phái, tôn giáo. Chính sau
này, Hồ Chủ Tịch đã chỉ rõ “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành
công, đại thành công”.
Thứ tư, cần hết sức tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước trên
thế giới, các lực lượng hòa bình và dân chủ vì những mục tiêu chung của thời
đại. Nói cách khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát huy một trong những phương pháp
đặc sắc của ngoại giao truyền thống Việt Nam- ngoại giao tâm công (đánh vào
lòng người).
Câu 5. (3,0 điểm)
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược (1954-1954), thắng lợi nào của quân dân ta đã đưa cuộc kháng
chiến bước sang một giai đoạn mới? Nêu hoàn cảnh lịch sử và ý nghĩa của thắng
lợi đó.
Trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1954-1954), thắng lợi của Chiến dịch Việt
Bắc thu – đông năm 1947 của quân dân ta đã đưa cuộc kháng chiến bước sang một
giai đoạn mới.
Sau gần một năm kể từ khi cuộc kháng chiến
toàn quốc bùng nổ, thực dân Pháp tuy chiếm được các đô thị và các đường giao
thông chiến lược song phạm vi chiếm đóng ngày càng rộng, Pháp càng gặp khó khăn
do phải dàn mỏng lực lượng. Bước sang năm 1947, nước Pháp gặp nhiều khó khăn về
kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội. Để giải quyết những khó khăn đó và thực
hiện âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh”, tháng 3/1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae
sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, thay cho Đắcgiăngiơ. Bôlae vạch ra kế hoạch
tiến công lên Việt Bắc, nhằm đánh phá căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não cuộc
kháng chiến và quân chủ lực, tiến tới thành lập thành lập chính phủ bù nhìn
toàn quốc và nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Thực hiện âm mưu trên, Pháp đã huy động một lực
lượng quân đội lớn với 12.000 quân tinh nhuệ gồm cả không quân, lục quân, thủy
quân và hầu hết máy bay có ở Đông Dương, chia thành ba cánh quân mở đường tấn
công lên Việt Bắc: 1- Quân nhảy dù đổ xuống một số vị trí nằm ở giữa lòng Việt
Bắc (Chợ Đồn, Chợ Mới, Bắc Kạn,..); 2- Quân bộ đi theo đường số 4 tiến từ Lạng
Sơn lên Cao Bằng, rồi vòng xuống theo quốc lộ số 3 hợp điểm với cánh quân dù
đang có mặt ở Bắc Kạn; 3- Quân thủy đi theo
đường Sông Hồng, sông Lô đánh lên Tuyên Quang, Chiêm Hóa. Hai cánh quân của địch
hình thành hai giọng kiềm xiết chặt căn cứ địa Việt Bắc và chúng dự kiến hai giọng
kiềm này sẽ khép lại ở Đài Thị.
Trước tình hình đó, Trung ương Đảng chỉ thị
“Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” (15/10/1947). Thực hiện chỉ
thị của Đảng, trên khắp các mặt trận, nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu tiêu diệt
nhiều sinh lực địch, từng bước phá vỡ vòng vây của địch ở nhiều nơi. Cuộc chiến
đấu hơn hai tháng giữa ta và địch đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận
quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19/12/1947. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo
toàn. Bộ đội chủ lực của ta đã trưởng thành.
Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 là chiến
dịch phản công lớn đầu tiên của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
giành thắng lợi. Chiến thắng Việt Bắc chứng minh sự đúng đắn của đường lối
kháng chiến của Đảng ta, chứng minh khả năng vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc.
Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947
đã giáng đòn quyết định vào chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, buộc
chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. Đưa cuộc kháng chiến của nhân dân
ta bước sang một giai đoạn mới. Là mốc khởi đầu thay đổi tương quan lực lượng
giữa ta và địch có lợi cho cuộc kháng chiến của ta.
Câu 6.
(3,0 điểm)
“Đánh cho để tóc dài
Đánh cho để đen răng…”
(Trích Hịch Vua Quang Trung)
a. Cho
biết hai câu trên đề cập vấn đề gì?
b. Chọn
một thời kì lịch sử của dân tộc để phân tích và làm rõ ý nghĩa quan trọng của
vấn đề đó trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.
c. Trong
xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, theo em vấn đề đó cần được phát huy như thế
nào?
a. Cho
biết hai câu trên đề cập vấn đề gì?
Vấn đề giữ gìn và phát huy truyền thống
văn hóa dân tộc.
b. Chọn
một thời kì lịch sử của dân tộc để phân tích và làm rõ ý nghĩa quan trọng của
vấn đề đó trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.
+Thời kì nghìn
năm Bắc thuộc (179 TCN – 938) là một thời kì nhân dân Văn Lang – Âu Lạc giữ gìn
và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
+Trong
suốt một nghìn năm Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc không những
áp bức bóc lột nhân dân ta dã man mà còn thực hiện chính sách “đồng hóa” dân
tộc ta như truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong
tục tập quán theo người Hán, mở lớp đào tạo chữ Nho… Nhưng trong một nghìn năm
đó, người Việt vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc của mình: nhân dân ta vẫn
giữ được lối sống, phong tục tập quán, tiếng nói riêng của dân tộc.
+Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, không
chịu khuất phục trước mọi kẻ thù xâm lược, chủ động và sáng tạo trong việc lưu
giữ và phát triển nền văn hóa dân tộc và chống “đồng hóa” của kẻ thù. Người Việt
đã tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng của văn hóa bên ngoài và “Việt hóa” nó
cho phù hợp, thích nghi với điều kiện sống, đặc điểm xã hội và tâm lí của người
Việt làm cho nền văn hóa đa dạng và phong phú: thông qua tư tưởng Nho giáo dạy
cho con người các đặc tín tốt của con người; tư tưởng Phật giáo dạy con người
lòng từ bi, làm nhiều việc thiện. Cũng nhờ sự sáng tạo trong lao động và điều
kiện sống mà về sau từ chữ Hán mà nhân dân ta đã tạo ra chữ viết riêng cho dân
tộc mình – chữ Nôm với những tác phẩm của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông…
c.
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, theo em vấn đề đó cần được phát huy như
thế nào?
+Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy
được giá trị của văn hóa dân tộc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, mà còn tinh
thông văn hóa, tham gia giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, không phải
là khư khư ôm lấy cái đã có mà cần phải kế thừa phát huy cũng đồng thời phát
triển lên bằng cách tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa mới tích cực.
+Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là đóng góp
có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và bắt đầu
từ ra sức học tập, rèn luyện nâng cao tinh thần yêu nước, tự tôn, tự hòa dân tộc,
không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm, ra sức học tập và rèn luyện đạo đức, bản
lĩnh chính trị, cống hiến thật nhiều cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa.
Huỳnh Thanh Mộng
Nhận xét
Đăng nhận xét