ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ TỈNH TIỀN GIANG NĂM HỌC 2017 – 2018
Câu
1.
- Mỹ là nơi khởi đầu của
cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai vì:
+ Trước chiến tranh thế
giới thứ hai, Mỹ là nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới, Mỹ lại
chú ý thu hút nhân tài từ khắp nơi, đầu tư cho giáo dục và con người, tạo ra những
tiền đề đầu tiên cho cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần hai.
+ Trong chiến tranh thế
giới thứ hai, mặc dù nước Mỹ tham chiến nhưng do được hai đại dương lớn che trở
nên đất nước không bị chiến tranh tàn phá, sản xuất được duy trì. Mặt khác,các
nước lớn trên bấy giờ (Anh, Pháp....) đều đang tham chiến và bị chiến tranh tàn
phá, các nhà khoa học từ các nước đổ về Mỹ, nơi có điều kiện hòa bình,có trang
thiết bị hiện đại,...để nghiên cứu khoa học.
+ Sau chiến tranh, Mỹ
được lợi 114 tỷ USD và khoảng những thập niên đầu sau chiến tranh, Mỹ là trung
tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới, tạo ra những tiền đề về kinh tế
cho cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật bùng nổ.
+ Mỹ chú trọng thu hút
các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Mỹ là nước khởi đầu
cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại và đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực
chế tạo công cụ mới (máy tính tự động), vật liệu mới ( Polime, vật liệu tổng hợp),
năng lượng mới (năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch), chinh phục vũ trụ (đưa người
lên mặt trăng) và đi đầu cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp.
- Nhờ áp dụng thành công những tiến bộ khoa học –
kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và
điều chỉnh hợp lý cơ cấu nên nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ. Đây là nguyên
nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mỹ sau chiến tranh
thế giới thứ hai.
Câu
2.
Trong
cùng thời gian thuận lợi vào giữa tháng 8/1945 nhưng ở Đông Nam Á chỉ có 3 quốc
gia là Inđônêxia,Việt Nam và Lào tuyên bố độc lập, còn các nước khác chỉ giành
được độc lập ở mức độ thấp hơn là vì muốn giành được độc lập phải có sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan:
Điều
kiện khách quan: Nhật Bản đầu hàng Đồng minh,các nước thực dân cũ chưa kịp quay
trở lại xâm lược các nước Đông Nam Á. Đây là điều kiện thuận lợi chung cho các
nước Đông Nam Á.
Điều kiện chủ quan là sự chuẩn bị ở mỗi nước, tức
là phải có một chính đảng hoặc là một tổ chức chính trị lãnh đạo với đường lối
đúng đắn, phải có sự hăng hái, tập dượt của quần chúng và sự đoàn kết quyết tâm
của cả dân tộc. Để khi điều kiện khách quan đến thì tổ chức chính trị đó phải
nhanh chóng phát động toàn dân đứng lên giành chính quyền.
Trong
số các nước Đông Nam Á chỉ có 3 nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào có đủ các điều
kiện trên.
Ở
Inđônêxia, khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, các đảng phái trong nước đã ủng hộ
Xu-Các-Nô (lãnh tụ Đảng Quốc dân) soạn thảo và đọc tuyên ngôn độc lập, ngay sau
đó nhân dân cả nước đứng lên giành chính quyền. Ngày 17/8/1945 nước Cộng hòa
Inđônêxia được thành lập.
Ở
Việt Nam, nhờ có sự chuẩn bị về lực lượng trong suốt 15 năm và trải qua 3 cuộc
diễn tập 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1945 nên khi thời cơ đến, Đảng cộng sản
Đông Dương đã kịp thời lãnh đạo nhân dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa.
Ở
Lào, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, ngày 23/8/1945 nhân dân Lào
nổi dậy đấu tranh giành giành chính quyền. Ngày 12/10/1945 Lào tuyên bố độc lập.
Còn
ở các nước Đông Nam Á khác thì xu hướng thân đồng minh rất rõ, họ muốn dựa vào
Đồng minh để đánh Nhật, giành độc lập như Miến Điện, Mã Lai thân Anh, Philippin
thân Mỹ. Sự hợp tác này dẫn đến quân Đồng minh quay lại các nước này rất sớm
nên sau khi Nhật thất bại thì thời cơ giành độc lập bị bỏ lỡ. Vì vậy các nước
này chỉ giải phóng được một số vùng lãnh thổ.
Câu
3.
- Những sự kiện trên thế
giới có ảnh hưởng đến phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ
nhất:
+ Cách mạng tháng Mười
Nga thành công (1917) đã lật đổ ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chế
độ phong kiến đã tồn tại lâu đời ở ước Nga rộng lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử
lực lượng công nông đã giành chính quyền, bắt tay xây dựng xã hội mới, xã hội
chủ nghĩa, cổ vũ cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam. Dưới ảnh hưởng của
cuộc cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương
Đông và phong trào công nhân ở các nước phương Tây phát triển mạnh mẽ, có quan
hệ mật thiết tác động lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ
nghĩa đế quốc.
- Sau cách tháng Mười
Nga, làn sóng đấu tranh cách mạng đã nâng cao trên thế giới. Từ trong cao trào
đó giai cấp vô sản các nước đã bước lên vũ đài chính trị, tỏ rõ sức mạnh và sứ
mệnh lịch sử của mình. Nhiều chính đảng cộng sản được thành lập ở các nước đặc
biệt là sự thành lập Quốc tế cộng sản (1919) sự ra đời của Đảng Cộng sản Pháp
(1920) , Đảng Cộng sảnTrung Quốc (1921). Quốc tế cộng sản ra đời đã định hướng
cho phong trào đấu tranh của các dân tộc theo con đường cách mạng vô sản phát
triển mạnh mẽ hơn.
- Tất cả những tình
hình trên đã mở ra mở thời kì mới cho cách mạng Việt Nam:
+ Tháng 7/1920 Nguyễn
Ái Quốc đã được tiếp xúc với bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, từ đó tìm ra con đường đúng đắn cho
cách mạng Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ
nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là vừa chống đế quốc vừa chống phong kiến đồng
thời có mối quan hệ khăng khít với cách mạng thế giới. Từ đó, Người tích cực hoạt
động để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
+ Được sự giúp đỡ của
Quốc tế cộng sản và cách mạng thế giới, phong trào cách mạng ở trong nước phát
triển mạnh mẽ và chuyển dần sang khuynh hướng vô sản. Giai cấp công nhân được
giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, từng bước trưởng thành và bước lên vũ đài chính
trị, trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam với sự kiện Đảng Cộng sản
Việt Nam được thành lập vào mùa xuân năm 1930.
Câu
4.
- Tính chất của phong
trào Cần vương:
+ Phong trào Cần vương bùng
nổ vào giữa năm 1885, kéo dài đến năm 1896, trong bối cảnh nước ta đã trở thành
thuộc địa của Pháp, phe chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn do Tôn Thất Thuyết
đứng đầu đã nhân danh vua Hàm Nghi kêu gọi văn thân cùng nhân dân cả nước đứng
lên giúp vua cứu nước.
+ Lực lượng lãnh đạo là
các văn thân, sĩ phu có chung nỗi đau mất nước với quần chúng lao động, tự nguyện
đứng về phía nhân dân chống Pháp.
+ Mục tiêu của phong
trào chống đế quốc và phong kiến đầu hàng, giải phóng dân tộc.
+ Do đó phong trào mang
tính chất là một phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc của nhân dân ta theo lập
trường phong kiến. Đây là sự cố gắng cuối cùng của phong trào yêu nước chống
pháp dưới ngọn cờ phong kiến ở nước ta.
- Tính chất của phong
trào nông dân Yên thế:
+ Phong trào nông dân
Yên Thế bùng nổ năm 1884, kéo dài đến năm 1913, khi thực dân Pháp mở rộng phạm
vi chiếm đóng ở Bắc Kỳ. Để bảo vệ cuộc sống của chính mình, nông dân Yên Thế đã
đứng lên tự vệ.
+ Những người lãnh đạo
khởi nghĩa gồm phần lớn là nông dân mà tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám.
+ Mục tiêu của phong
trào là bảo vệ địa bàn cư trú của người nông dân ở Yên Thế, song cũng nhằm chống
lại sự xâm lược của ngoại bang.
+ Về tính chất, khởi
nghĩa Yên Thế trước sau là một phong trào đấu tranh tự phát của nông dân. Trong
quá trình tồn tại, phong trào phần nào đã kết hợp được yêu cầu độc lập dân tộc
với nguyện vọng dân chủ, bước đầu giải quyết được yêu cầu ruộng đất cho nông
dân. Sự tồn tại bền bỉ, dẻo dai của phong trào đã nói lên tiềm năng, ý chí
và sức mạnh to lớn của nông dân. Nhưng nông dân chỉ có thể trở thành lực lượng
cách mạng thật sự khi được giai cấp tiên tiến dẫn đường.
Câu
5.
Phong
trào dân chủ 1936 – 1939 là phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ta
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương nhằm chống bọn phản động thuộc địa,
chống phát xít, chống chiến tranh, đòi các quyền tự do dân sinh, dân chủ, cơm
áo, hoà bình. Phong trào này đúng với tên gọi là một phong trào dân chủ công
khai rộng rãi của nhân dân ta song lại mang tính dân tộc, biểu hiện ở những điểm
sau:
Thứ
nhất, về đối tượng cách mạng, kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc
này chưa phải là thực dân Pháp nói chung mà là bọn phản động thuộc địa không chịu
thực hiện những chính sách mà chính phủ nhân dân Pháp đã ban hành. Phong trào
tuy chưa nhằm đánh đổ kẻ thù dân tộc nhưng nhằm vào kẻ thù nguy hiểm nhất trong
kẻ thù dân tộc. Vì thế nó mang tính dân tộc.
Thứ
hai, về mục tiêu đấu tranh, đây là lúc Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu độc lập
dân tộc và cách mạng ruộng đất , chỉ đề ra mục tiêu trước mắt là tự do , cơm
áo, hoà bình. Tuy nhiên đó cũng là quyền lợi của dân tộc và phải đấu tranh đòi
từ tay kẻ thù của dân tộc thì mới có được, vì thế mà phong trào mang tính dân tộc.
Thứ
ba, về nhiệm vụ đấu tranh, tuy nhiệm vụ của phong trào dân chủ 1936 – 1936 là đấu
tranh vì dân chủ, dân sinh. Song Đảng ta vẫn xác định nhiệm vụ chiến lược của
cách mạng Việt Nam là chống đế quốc và phong kiến, giải phóng dân tộc.
Thứ
tư, về lực lượng tham gia phong trào, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Dân chủ
Đông Dương, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân chủ, từ quần chúng đến các tầng
lớp trên và cả bộ phận những người Pháp có xu hướng chống phát xít ở Đông
Dương. Tuy nhiên lực lượng đông đảo nhất của phong trào vẫn là công nông. Vì thế
xét về mặt lực lượng cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 vẫn mang tính dân tộc.
Thứ
năm, phong trào mang tính dân tộc bởi nó là một bước chuẩn bị lực lượng cho
cách mạng tháng Tám năm 1945 sau này: phong trào đã buộc chính quyền thực dân
phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể trước mắt về dân sinh, dân chủ; quần
chúng được giác ngộ về chính trị, tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất và
trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng; đội ngũ cán bộ, đảng viên
được rèn luyện và ngày càng trưởng thành. Đồng thời để lại cho Đảng và cách mạng
Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm.
Câu
6.
Cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là một sự kiện có ý nghĩa quốc tế
to lớn và mang tính thời đại sâu sắc. Vì thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc
kháng chiến, thất bại của Mỹ đã tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới.
Thất
bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã làm nội bộ nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc,
các tổng thống Mỹ Ken-nơ-đi thì bị ám sát, Nich-xơn thì buộc phải từ chức, phong
trào phản chiến của người dân Mỹ diễn ra mạnh mẽ. Uy tín của Mỹ trên trường quốc
tế bị suy giảm nghiêm trọng.
Sau
khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, khối SEATO (Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á) cũng giải thể,
tạo ra xu thế hòa dịu, đối thoại trong quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á và
trên thế giới.
Thắng
lợi của nhân dân ta đã tạo điều kiện cho Lào và Campuchia cùng được giải phóng
vào năm 1975. Đồng thời, cỗ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt
là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mỹ Latinh.
Hoài Thương
Nhận xét
Đăng nhận xét