ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Câu 1. (2,5 điểm)
So với phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước
và cách mạng đầu thế kỉ XX có những điểm mới gì?
Đáp án tham khảo
So với phong trào yêu nước Việt
Nam cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX có những điểm
mới sau:
Về mục
tiêu: Phong trào yêu nước cuối
thế kỉ XIX nhằm chống thực dân Pháp giành độc lập, thiết lập trở lại chế độ
phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX cũng nhằm chống thực dân Pháp, nhưng gắn
với cải biến xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Về tư
tưởng: phong trào cuối thế kỉ
XIX theo hệ tư tưởng phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX có khuynh hướng
dân chủ tư sản.
Lãnh
đạo phong trào cuối thế kỉ
XIX là các sĩ phu, văn thân có tư tưởng trung quân ái quốc, còn lãnh đạo phong
trào đầu thế kỉ XX là những sĩ phu thức thời có tư tưởng tiến bộ.
Về
hình thức đấu tranh: phong
trào cuối thế kỉ XIX chỉ tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phong trào đầu thế kỉ
XX diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú theo hai xu hướng bạo động và cải
cách; kết hợp nhiều biện pháp như: tuyên truyền vận động đoàn kết, chuẩn bị thực
lực, tìm kiếm sự gíup đỡ từ bên ngoài, vận động cải cách, mở mang và nâng cao
dân trí, dân quyền, xúc tiến chuẩn bị võ trang bạo động.
Quy
mô: phong trào cuối thế kỉ
XIX diễn ra trên một số địa bàn có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ
đấu tranh vũ trang. Phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra trên địa bàn rộng lớn, ở cả
trong và ngoài nước, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân.
Câu 2. (2,5 điểm)
Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai có góp phần
làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới không? Vì sao?
Đáp án tham khảo
Sau Chiến tranh thế giới
thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các nước Á, Phi
và Mĩ Latinh, làm cho bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu
sắc.
Có thể khẳng định như
trên vì:
Một là, Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã xoá bỏ
ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa
đế quốc và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài nhiều thế kỉ sụp đổ hoàn toàn.
Hai là, Đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. Các quốc
gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống
chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hoà bình, độc lập dân
tộc và tiến bộ xã hội.
Ba là, Góp phần vào quá trình làm "xói mòn" và tan rã
trật tự thế giới hai cực Ianta được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 3. (3,0
điểm)
Khi về nước, những học viên dự các lớp đào tạo cán bộ
do Nguyễn Ái Quốc mở ở Quảng Châu (1925-1927) đã tuyên truyền lí luận cách mạng
nào trong nhân dân? Lí luận đó được thể hiện trong những tài liệu nào và có ý
nghĩa gì đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Đáp án tham khảo
Khi về nước, những
học viên dự các lớp đào tạo cán bộ do Nguyễn Ái Quốc mở ở Quảng Châu
(1925-1927) đã tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc trong nhân dân.
Lí luận đó được thể
hiện trong những tài liệu:
+Những
bài viết đăng trên các báo Nhân đạo
(của Đảng Cộng sản Pháp), Đời sống Công
nhân (của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp), Người cùng khổ - Le Paria (của Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa),
Sự thật (của Đảng Cộng sản Liên Xô), Tạp chí thư tín quốc tế (Quốc tế Cộng sản),…
+Những
bài tham luận, bài viết tại các hội nghị và đại hội quốc tế như Hội nghị quốc tế
Nông dân, Hội nghị quốc tế Công nhân, Đại hội lần thứ V (Quốc tế Cộng sản-1924)…
+Những
tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động truyền bá lí luận giải
phóng dân tộc vào Việt Nam trong những năm 1920-1930, nổi bật lên là tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và tác phẩm
“Đường kách mệnh” – là tài liệu tập hợp
những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại lớp huấn luyện ở Quảng Châu – Trung Quốc
(1927).
Những tài liệu của Nguyễn Ái
Quốc truyền bá vào Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đến sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam:
+Những tác phẩm, tài liệu này
là ngọn cờ định hướng, chỉ đạo cho phong trào cách mạng Việt Nam trong thời kì
vận động thành lập Đảng và là ánh sáng soi đường cho lớp thanh niên yêu nước Việt
Nam đang tìm chân lí cứu nước đầu thể kỉ XX.
+Những tài liệu này đã tích cực
chuẩn bị về tư tưởng và chính trị cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Câu 4. (3,0 điểm)
Hãy phát biểu ý kiến về nhận định: Phong trào cách mạng Việt Nam
1930-1931 là một bước phát triển mới so với các phong trào yêu nước trước đó.
Đáp án tham khảo
Phong trào cách mạng
1930-1931, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh là phong trào cách mạng đầu tiên
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Phong trào là một bước phát triển mới so với
những phong trào yêu nước trước đó, thể hiện ở các mặt:
Trước hết, đó là một phong trào cách mạng triệt để, có đường lối chính trị đúng đắn, nhằm chống lại kẻ thù của dân tộc
là đế quốc và bọn phong kiến tay sai.
Diễn ra trên quy mô cả nước, từ Bắc chí Nam, từ nông thôn đến thành thị; từ các
nhà máy đến các hầm mỏ và đồn điền, nhưng mang tính thống nhất cao vì đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Phong trào đã lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia, từ công nhân, nông dân đến các tầng lớp
nhân dân thành thị từ Bắc chí Nam. Đặc biệt, phong trào đã diẽn ra với sự lien
kết công nhân với nông dân vô cùng chặt chẽ.
Hình
thức đấu tranh phong phú và quyết liệt:
+ Phong
phú: bãi công của công nhân, biểu tình của nông dân, bãi khoá của học sinh,
sinh viên, bãi thị của tiểu thương, những cuộc mít tinh của nhiều tầng lớp xã hội,
treo cờ đỏ búa liềm, rải truyền đơn, căng khẩu hiệu…
+ Quyết
liệt: phá đồn điền, nhà lao, nhà ga, bao vây huyện đường buộc bọn thống trị
phải chấp nhận yêu sách, thành lập các đội tự về đỏ, làm tan rã bộ máy chính
quyền của đế quốc và tai sai, thiết lập chính quyền cách mạng ở một số nơi, nhất
là chính quyền Xô viết ở vùng nông thôầyhi tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Câu 5. (3,0 điểm)
Nêu những hình thức đấu tranh của nhân dân ta trong quá trình chống chủ
nghĩa phát xít.
Đáp án tham khảo
Quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của
nhân dân Việt Nam trải qua hai giai đoạn khác nhau với hai phong trào cách mạng:
phong trào dân chủ 1936-1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.
Hình thức đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936-1939
rất phong phú, bao gồm tất cả các hình thức công khai, bán công khai, hợp pháp,
bất hợp pháp, kết hợp với bí mật, bất hợp pháp, như: mít tinh, biểu tình, bãi công,
đấu tranh báo chí, đấu tranh nghị trường, thành lập các hội tương tế, hội ái hữu…
Hình thức đấu tranh trong phong trào giải
phóng dân tộc 1939-1945, chủ yếu là các hình thức bất hợp pháp, sử dụng bạo lực
cách mạng, tiến hành khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ (trong
cao trào kháng Nhật cứu nước), tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền, đưa Cách
mạng tháng Tám 1945 đến thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
(9-1945).
Câu 6. (3,0 điểm)
Những thắng lợi quân sự nào của quân và dân ta đã trực tiếp tác động việc
triệu tập Hội nghị và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa
bình ở Việt Nam? Hiệp định này có ảnh hưởng như thế nào đối với cục diện chiến
trường miền Nam?
Đáp án tham khảo
Những thắng lợi quân sự của quân và dân ta đã trực tiếp tác động việc triệu
tập Hội nghị và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt
Nam:
–Thắng lợi quân sự của quân dân ta buộc Mĩ phải
chấp nhận bắt đầu đàm phán là Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân
Mậu Thân 1968.
–Thắng lợi quân sự của quân dân
ta buộc Mĩ phải chấp nhận kí kết Hiệp định Pari là Chiến thắng “Điện Biên Phủ
trên không” năm 1972.
Hiệp định Pari ảnh hưởng đối với cục diện chiến trường miền Nam:
–Với Hiệp
định Pari, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta và rút hết
quân về nước. Bằng thắng lợi này, về cơ bản ta đã hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho
Mĩ cút”, quân đội Sài Gòn mất hết chỗ dựa và trở nên suy yếu; trong khi đó quân
đội và lực lượng của ta vẫn còn nguyên vẹn và ngày càng phát triển nhanh chóng,
tạo điều kiện thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng miền Nam.
–Hiệp định Pari tạo
cơ sở pháp lí để đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị,
ngoại giao, chống âm mưu và hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. Vùng
giải phóng được giữ vững và mở rộng, tạo thế và lực áp đảo địch, tiến tới Tổng
tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Câu 7. (3,0 điểm)
Có đúng hay không khi cho rằng các nước Mĩ, Anh và Pháp
phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?
Vì sao?
Đáp án tham khảo
Thủ
phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, nhưng các
nước Mĩ, Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc chiến
tranh.
Vì thái độ cụ thể của các nước này lúc đó như
sau:
+ Mĩ
là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo "chủ nghĩa biệt lập" ở Tây bán cầu, không tham gia Hội Quốc
liên và không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài châu Mĩ.
+
Anh và Pháp vừa lo sợ sự bành trướng của phát xít, vừa thù ghét chủ nghĩa cộng
sản, nên không liên kết với Liên Xô để chống phát xít, mà thực hiện chính sách
nhượng bộ phát xít để đổi lấy hoà bình.
+ Tại
Hội nghị Muy - ních (9-1938), không có Tiệp Khắc và Liên Xô tham dự, Anh và
Pháp đã kí một hiệp định trao vùng Xuy - đét của Tiệp Khắc cho Đức, để đổi lấy
sự cam kết của Hít - le về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu.
Như
vậy, trước hành động xâm lược của liên minh phát xít (phe trục), các nước Mĩ,
Anh và Pháp đều không hợp tác với Liên Xô để chống phát xít và nguy cơ chiến
tranh, hơn nữa còn có hành động dung dưỡng chủ nghĩa phát xít.
Huỳnh Thanh Mộng
Nhận xét
Đăng nhận xét