ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ TỈNH TUYÊN QUANG NĂM HỌC 2017 – 2018



ĐÁP ÁN THAM KHẢO

Câu  1. (4,0 điểm)
–Hoàn cảnh lịch sử:
+Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi vua, đặt lại niên hiệu nước ta là Đại Việt, thời Lê sơ đã mở ra trong lịch sử dân tộc. Lê Thánh Tông là người đưa vương triều Lê đến giai đoạn thịnh đạt nhất. Thời của vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497), chế độ phong kiến đạt đến đỉnh cao, trở thành một nước toàn trị, cực quyền. Đây là một bước ngoặt lịch sử, một sự chuyển đổi mô hình từ nền quân chủ quý tộc thời Lý – Trần mang đậm tính Phật giáo máu sắc Đông Nam Á sang một nền quân chủ quan liêu Nho giáo Đông Nam Á. Điều này là do tác động của cuộc cải cách do vua Lê Thánh Tông tiến hành.
+Trước cải cách của vua Lê Thánh Tông, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và hành chính mang tính phân tán quyền lực của nhà nước quân chủ quan liêu trung ương tập quyền bị hạn chế; chính quyền trung ương chưa vững mạnh, nội bộ triều đình mâu thuẫn, tranh giành địa vị, quyền lực. Nhận thấy những hạn chế trên, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải cách trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội trong phạm vi cả nước.
+Cải cách hành chính của Lê Thánh Tông nhằm giải quyết khủng hoảng thiết chế chính trị diễn ra từ cuối đời Trần với yêu cầu thay thế thiết chế chính trị phong kiến quý tộc Phật giáo bằng thiết chế chính trị phong kiến quan liêu Nho giáo - điều mà Hồ Quý Ly muốn làm nhưng chưa làm được. Tư duy chỉ đạo (hay như ngày nay nói là “đổi mới tư duy”) của Lê Thánh Tông là nhằm xây dựng một nhà nước pháp quyền vững mạnh.
Nội dung cải cách:
+Về bộ máy hành chính và phân cấp đơn vị hành chính
Xuất phát từ mục tiêu của cuộc cải cách nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém của bộ máy hành chính và thực trạng tình hình chính trị để có được một nhà nước tập quyền mạnh, có năng lực, tập trung được quyền lực của chính quyền trung ương. Lê Thánh Tông trước tiên bãi bỏ các quan chức và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành. Vua trực tiếp nắm quyền kể cả tổng chỉ huy quân đội, chỉ đạo mọi việc trọng yếu và quan hệ làm việc trực tiếp với các cơ quan thừa hành. Giúp vua bàn bạc và chỉ đạo công việc khi cần thiết có các quan đại thần như Thái sư, Thái phó, Thái bảo, Thiếu sư, Thái uý...
Cơ quản lý nhà nước ở trung ương là 6 Bộ: Lại, Lễ, Binh, Hình, Công, Hộ. 6 bộ phụ trách các hoạt động khác nhau của nhà nước. Giúp việc cho 6 bộ là 6 tự. Mỗi bộ có 6 khoa tương ứng làm công tác giám sát các bộ.
Những cải cách về các cấp hành chính cũng mạnh mẽ. Lê Thánh Tông cho bỏ hết những đơn vị trung gian lớn là 5 đạo. Sau đó ông chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Dưới thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.  Cùng với việc cải tổ hệ thống đơn vị hành chính thống nhất trong cả nước là việc tổ chức lại bộ máy tổ chức chính quyền các cấp. Ở mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ty ngang nhau về quyền, cùng quản lý công việc chung. Đô tổng binh sứ ty phụ trách về quân sự. Thừa tuyên sứ ty phụ trách về dân sự. Hiến sát sứ ty phụ trách công việc thanh tra, giám sát các quan lại địa phương mình, thăm nom tình hình đời sống nhân dân. Các ty chịu trách nhiệm trực tiếp theo trước triều đình theo ngành dọc. Đứng đầu phủ có tri phủ, đứng đầu huyện có tri huyện, đứng đầu xã có xã trưởng.
Trong cuộc cải cách hệ thống quan lại, Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý đến vấn đề tuyển dụng bổ nhiệm quan lại, vấn đề quản lý, phân định chức năng quyền hạn trách nhiệm, tiêu chuẩn đánh giá quan lại. Ông cho bãi bỏ chế độ tuyển dụng các Vương hầu, quí tộc vào các trọng chức của triều đình. Tiêu chuẩn để được tuyển dụng và bổ nhiệm làm quan là phải có học thức đã được kiểm tra qua khoa cử, không phân biệt thành phần xuất thân. Các thân vương công hầu được ban cấp bổng lộc nhiều, nếu không đỗ đại, không có năng lực thì cũng không đựoc làm quan.
Ở cấp địa phương cũng đựơc thực hiện theo chính sách này. Bên cạnh việc tuyển dụng quan lại là vịêc đánh giá, xét duyệt nhằm thăng giáng các chức quan. Việc này được căn cứ và những kỳ khảo khoá sát hạch.
Như vậy, đây là đợt cải cách mạnh mẽ này của Lê Thánh Tông nhằm vào hệ thống hành chính và đội ngũ quan lại. Những chính sách và biện pháp này đã tạo ra một hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương mang tính chất quan liêu điển hình của lịch sử trung đại Việt Nam. Hệ thống chính quyền này tồn tại suốt từ Lê Thánh Tông đến khi kết thúc thời kỳ trung đại Việt Nam. Đặc biệt là chính sách tuyển dụng quan lại thông qua học vấn Nho học. Ngay cả sau cuộc cải cách lớn của Minh Mạng thì chính sách đó vẫn còn được coi trọng và thực hiện. Đó là một sự tác động lớn mạnh của cải cách Lê Thánh Tông.
+Về Luật pháp
Nổi bật nhất là về cải cách pháp luật để nâng cao pháp trị: Đã làm ra được Bộ luật Hồng Đức còn gọi là Quốc triều hình luật mà cho đến nay các nhà luật học thế giới còn đánh giá cao. Bộ Quốc triều hình luật của nhà Hậu Lê đã được hoàn thiện trong thời Lê Thánh Tông, nên còn được gọi là Luật Hồng Đức bao gồm 13 chương với 700 điều. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới.
Lê Thánh Tông đã lấy những quan điểm của Nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc.
Đánh giá tác động của cuộc cải cách hành chính thời vua Lê Thánh Tông đối với quốc gia Đại Việt thời bấy giờ:
+Cuộc cải cách mang tính toàn diện đó được tiến hành từ trung ương đến địa phương đảm bảo sự thống nhất trong chính quyền có ý nghĩa nâng cao quyền lực tập trung của nhà nước phong kiến Việt Nam, nhất là quyền tập trung vào tay vua, bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến mức độ cao, hoàn thiện. Điều đó chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ nhà Lê đạt đến đỉnh cao.
+Nhà nước phong kiến hoàn thiện và phát triển tạo nên sự ổn định về chính trị-xã hội, từ đó tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc; văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển ở những mức độ cao hơn trước; giáo dục đã trở thành nguồn đào tạo ra nhân tài và là phương tiện để tuyển chọn quan lại có đức có tài cho đất nước Đại Việt; bảo vệ chủ quyền dân tộc ở phía Bắc; mở rộng ngoại giao và mở mang bờ cõi. Nhờ vậy mà Đại Việt trở thành một quốc gia cường thịnh bậc nhất ở Đông Nam Á dưới thời vua Lê Thánh Tông. Cuộc cải cách đã để lại cho ngày nay nhiều bài học quý giá.
+Tuy nhiên trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, sự tập trung quyền hành nói trên cũng kép theo tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ, nảy sinh tư tưởng phân tán, mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt.

Câu 2. (4,0 điểm)
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII nhân dân ta đã trải qua các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống giặc ngoại xâm vĩ đại: cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất do Dương Đình Nghệ lãnh đạo (931), lần thứ hai do Ngô Quyền lãnh đạo với chiến thắng trên sông Bạch Đằng (938), kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (981) do Lê Hoàn lãnh đạo, lần thứ hai do Lý Thường Kiệt lãnh đạo (1075-1077), là lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (thế kỷ XIII) do vua quan nhà Trần mà tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh (thế kỷ XV) do Lê Lợi lãnh đạo, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Thanh của nghĩa quân Tây Sơn do Quang Trung lãnh đạo.
Trong các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm, dân tộc Việt Nam phải đương đầu với những thế lực hùng mạnh, có lực lượng vật chất hơn ta gấp nhiều lần nhưng cuối cùng dân tộc Việt Nam đều giành thắng lợi.
Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm là:
Thứ nhất, Cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa, của địch là phi nghĩa.Do chính nghĩa, dân tộc Việt Nam có thể đoàn kết chặc chẽ từ vua quan đến thứ dân, “trên dưới một lòng”, “cả nước ra sức đánh giặc”. Sức mạnh đó bắt nguồn từ lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Dân tộc Việt Nam càng đánh càng dẻo dai, càng dũng mãnh kiên cường. Kẻ thù tuy lúc đầu hung bạo song vì phi nghĩa nên càng đánh càng gặp nhiều khó khăn, càng đánh càng bị cô lập, suy yếu và dấn đến việc thất bại.
Thứ hai, Các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm có đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. Cũng trận Bạch Đằng nhưng dưới sự lãnh đạo của Trần Quốc Tuấn khác với sự lãnh đạo của Ngô Quyền.
Thứ ba, Các chiến công rực rỡ của các cuộc khởi nghĩa kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII gắn liền với tên tuổi và công lao của các tướng lĩnh tài ba như Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung – Nguyễn Huệ. Đức độ và tài năng của họ có tác dụng đẩy nhanh cuộc chiến đấu của nhân dân ta đi đến thắng lợi.
Thứ tư, Nhân dân ta luôn nêu cao tinh thần chiến đấu không sợ hi sinh gian khổ, không khuất phục trước kẻ thù xâm lược vì độc lập dân tộc. Trong các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm, dân tộc Việt Nam đã sản sinh biết cao anh hùng, biết bao tấm gương cao cả.
Thứ năm, Đoàn kết một lòng, toàn dân đánh giặc với đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến những thắng lợi của dân tộc ta bất cứ thế lực xâm lược lớn manh nào.
Như vậy, nhờ những nguyên nhân trên mà dân tộc Việt Nam đã đương đầu thành công với những thế lực ngoại xâm hùng mạnh trong suốt từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII. Những nguyên nhân này cũng là những nguyên nhân dẫn đến những thắng lợi tiếp theo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước về sau.
Thắng lợi của những cuộc kháng chiến khởi nghĩa từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII có ý nghĩa to lớn trong lịch sử dân tộc ta thời phong kiến.
Trước hết, Những cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chông giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã đập tan âm mưu và ý chí xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc. Làm cho chúng trong một thời gian dài không ngẫm nghĩ đến việc xâm lược lãnh thổ Việt Nam.
Hai là, Những cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm đó thắng lợi, góp phần xây dắp them truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân Việt Nam; hình thành thế trận chiến tranh nhân dân; kết hợp đấu tranh quân sự, binh vận, ngoại giao, nghệ thuật chớp thời cơ,… để giành thắng lợi hoàn toàn.
Ba là, Thắng lợi của nhân dân trong các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chông giặc ngoại xâm đã góp phần xây đắp thêm truyền thống yêu nước nồng nàn, ý thức tự cường của dân tộc Việt Nam. Đây là cơ sở hình thành đường lối toàn dân trong cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc.
Bốn là, Thắng lợi của các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chông giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam đã góp phần vào việc ngăn chặn mở rộng xâm lược của các lực lượng ngoại xâm đối với các nước châu Á. Thực tiễn đã chứng minh, với thắng lợi của ba lần kháng chiến thành công chống Mông – Nguyên của nhà Trần đã ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Mông – Nguyên với Nhật Bản.

Câu 3. (4,0 điểm)
Đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước, chống Pháp của nhân dân ta diễn ra sôi nổi, quyết liệt, liên tục, quy tụ thành hai xu hướng cứu nước chính: Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh. Hai xu hướng có những hạn chế sau:
Một là, cả hai xu hướng cứu nước xác định đối tượng, kẻ thù của cách mạng nước ta chưa đầy đủ. Xu hướng bạo động chỉ xác định thực dân Pháp là kẻ thù cần đánh đổ. Xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh đã bổ sung vào đối tượng của cách mạng là triều đình phong kiến nhà Nguyễn.
Thứ hai, cả hai xu hướng mà mục tiêu của phong trào yêu nước chưa phù hợp. Xu hương bạo động chỉ có mục tiêu đấu tranh là đánh đổ thực dân Pháp giành lại độc lập dân tộc, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến. Xu hướng cải các chỉ có đánh đổ chế độ phong kiến, phát triển xã hội.
Thứ ba, hai xu hướng mà lực lượng tham gia vào phong trào yêu nước chưa xác định đầy đủ các giai cấp trong xã hội Việt Nam. Xu hướng bạo động chỉ lôi kéo được tầng lớp bên trên. Xu hướng cải cách đi sâu vào nông dân, nhất là nông dân nghèo.
Thứ tư, hai xu hướng mà hình thức đấu tranh của nhân dân ta đầu thế kỉ XX chưa hợp lí. Xu hướng bạo động chỉ lấy đấu tranh bạo lực, khởi nghĩa vũ trang, cầu viện, cử người đi du học,… Xu hướng cải cách chỉ phát triển xã hội, mở cửa, xây dựng nếp sống mới, mở mang dân trí…
Suy nghĩ về những hạn chế trên:
Trong điều kiện, khi giai cấp công nhân chưa trưởng thành, chưa có ý thức về nhiệm vụ lịch sử của mình, còn trong giai đoạn tự phát; tầng lớp tư sản và tiểu tư sản xuất hiện cùng với sự nảy sinh các nhân tố kinh tế mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Lãnh đạo phong trào này chưa phải là tư sản, cũng chưa phải là vô sản, cũng không phải là giai cấp địa chủ phong kiến mà là sĩ phu yêu nước tiến bộ. Những sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa đã đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng mới, để dấy lên phong trào yêu nước và cách mạng mang màu sắc dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.
Tư tưởng dân chủ tư sản du nhập gián tiếp vào Việt Nam và thể chế dân chủ còn quá mới mẻ, chưa quen với người Việt Nam. Phan Bội Châu nghĩ rằng: có chủ trương quân chủ thì lực lượng mới thống nhất, mới huy động được nhiều tiền, nhiều của, nhiều người; nếu chủ trương dân chủ (tức là theo thể chế cộng hòa) thì hàng ngũ những người yêu nước sẽ bị chia rẽ, nhân tâm không khỏi hoang mang, sẽ không thể tạo ra tiềm lực để vũ trang chống Pháp. Trong khi đó, Phan Châu Trinh lại cho rằng: “Nếu tan được đập tan được nền dân chủ thì dù có khôi phục được nước cũng không phải là hạnh phúc của dân”. Cả hai ông đều xuất phát từ thành phần sĩ phu trên con đường tư sản hóa, họ không đại diện cho giai cấp phong kiến hay tư sản. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của hai xu hướng bạo động và cải cách.
 Phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX diễn ra hai xu hướng bạo động và cải cách tuy thất bại nhưng đã là cơ sở lịch sử đã khảo sát, thử nghiệm, đưa đến cơ sở thực tiễn để Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới, tránh vết xe đổ của tiền bối; là cơ sở thực tiễn sinh động thể hiện tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc ta, từ đó lịch sử chọn lọc con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

Câu 4. (4,0 điểm)
Tác động của chiến tranh thế giới thứ hai đến quan hệ quốc tế:
Thứ nhất, nhờ thắng lợi của Liên Xô trong chiến tranh, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã ra đời ở Đông Âu, sau đó mở rộng sang châu Á, trở thành hệ thống thế giới, là đối trọng của chủ nghĩa tư bản.
Thứ hai, chiến tranh đã làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa với sự sụp đổ của các nước phát xít Đức – Italia – Nhật Bản, sự suy yếu của các nước Anh, Pháp và sự giàu mạnh của Mĩ để trở thành một siêu cường đứng đầu thế giới tư bản.
Thứ ba, chiến tranh đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của các đế quốc châu Âu, đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi ở châu Á và châu Phi, góp phần quan trọng làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới.
Thứ tư, quan hệ quốc tế có sự thay đổi lớn: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập: trật tự “hai cực Ianta” với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mỹ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Đặc trưng hai cực, hai phe này là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỷ XX.
(Theo đáp án của PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng)

Câu 5. (4,0 điểm)
Những chính sách đối ngoại của Mĩ trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh
Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, diễn ra từ năm 1947 và kết thúc năm 1989, là nhân tố chi phối hàng đầu mọi quan hệ quốc tế và đời sống chính trị thế giới trong hơn 40 năm nửa sau thế kỉ XX.
Chính sách đối ngoại của Mĩ trong thời kì Chiến tranh lạnh chủ yếu là thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm nắm quyền bá chủ thế giới.
Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới trên cơ sở ưu thế về quân sự và tiềm lực kinh tế vững mạnh. Chiến lược toàn cầu của Mĩ được triển khai qua nhiều học thuyết cụ thể, qua nhiều đời Tổng thống với các tên gọi khác nhau, nhưng đều thực hiện ba mục tiêu sau:
Một là, Ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
Hai là, Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phông trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ thế giới.
Ba là, Khống chế và chi phối các nước đồng minh của Mĩ.
Để thực hiện các mục tiêu trên,Mĩ đã thực hiện các biện pháp: 1- Mĩ khới xương tình trạnh Chiến tranh lạnh, ra sức chạy đưa vũ trang, gây nên tình trạng đối đầu căng thẳng trong quan hệ quốc tế; 2- Mĩ dùng viện trợ về kinh tế, tài chính, quân sự để xâm nhập, can thiệp vào các nước đồng minh để lôi kéo họ thành lập các khối liên minh quân sự, tiêu biểu là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và hàng ngàn căn cứ quân sự chống phá các nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô; 3- Mĩ đã trực tiếp gây ra hoặc tiếp tay cho các cuộc chiến tranh bạo loạn, lật đổ ở nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là gây ra cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975) và dính líu vào cuộc chiến tranh ở Trung Đông; 4- Năm 1972, Mĩ thực hiện chính sách hòa hoãn với hai nước lớn ( Liên Xô và Trung Quốc) để chống lại phong trào giải phóng dân tộc, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ thế giới.
Từ giữa những năm 80 của thế kỉ XX, trong xu thế đối thoại và hòa hoãn, Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh (12/1989).
Trong thời kì Chiến tranh lạnh, các đời Tổng thống Mĩ với nhiều học thuyết khác nhau về biện pháp nhưng thống nhất trong Chiến lược toàn cầu của Mĩ nhằm thực hiện ba mục tiêu và muốn đặt thế giới vào sự kiểm soát của Mĩ. Chiến lược của Mĩ đã đạt được kết quả nhất định nhưng đã vấp phải những thất bại nằng nề, mà thất bại nặng nề nhất là cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975).
Sau Chiến tranh lạnh, các xu thế của thế giới đã mở ra với hòa bình ổn định và hợp tác phát triển là xu thế chủ đạo. Trong bối cảnh đó, Mĩ triển khai Chiến lược “Cam kết và Mở rộng” với ba trụ cột chính: 1- Đảm bảo an ninh với một lực lượng quân sự mạnh và sẳn sàng chiến đấu cao; 2- Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ; 3- Sử dụng khẩu hiệu “dân chủ” như một công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và Trật tự hai cực Ianta tan rã (1991), Mĩ tìm cách vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới, muốn thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mĩ nắm vai trò lãnh đạo. Nhưng tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ gì thực hiện được tham vọng đó. Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 cho thấy chủ nghĩa khủng bố là yếu tố khiến Mĩ phải thay đổi chính sách đối ngoại khi bước vào thế kỉ XIX.
Về bản chất, Chiến lược “Cam kết và mở rộng” vẫn tiếp nối mục tiêu chiến lược toàn cầu vì nó vẫn thể hiện và phục vụ cho tham vọng chi phối và lãnh đạo thế giới của Mĩ trong bối cảnh lịch sử mới. Một nguyên tắc không thay đổi trong chiến lược đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là “luôn có một lực lượng quân sự mạnh và sẳn sàng chiến đấu cao”.
Trong bối cảnh hiện tại, Mĩ chuyển chính sách đối ngoại xoay trục đối với sang châu Á – Thái Bình Dương:
Thứ nhất, Mĩ có tham vọng bá chủ thế giới, mong muốn thiết lập một trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ chi phối và đứng đầu. Để thực hiện tham vọng đó, Mĩ đưa ra có những chính sách đối ngoại quốc tế. Mĩ đã thực hiện chính sách đối ngoại với nhiều khu vực, châu lục có những thành công và trắc trở không nhỏ. Trong điều kiện đó, Mĩ đã xoay trục sang châu Á -  Thái Binh Dương để tìm kiếm cơ hội mới trong cuộc chinh phục thế giới nhằm âm mưu bá chủ của mình.
Thứ hai, châu Á – Thái Bình Dương là một khu vực có vị trí chiến lược quan trọng trên thế giới về kinh tế, chính trị và các vấn đề khác tạo điều kiện cho khẩu hiệu “dân chủ” của Mĩ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước trong khu vực và phát triển hơn nữa nền kinh tế nước Mĩ. Khu vực này là khu vực có khoáng sản phong phú, nhất là khoáng sản biển tạo điều kiện để phát triển kinh tế. Về kinh tế, đây là con đường thông thương buôn bán hàng hóa trên thế giới, hiện nay có trên 50% lượng tàu bè trên biển lưu thông ở khu vực. Về chính trị, đây là khu vực có nhiều biến động. Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc: Vấn đề tranh chấp vấn đề tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước ASEAN (Việt Nam, Philippins,…); tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản xung quanh vấn đề đảo Xenkacư (Điếu Ngư); khu vực ASEAN chưa thống nhất về quan điểm…
Thứ ba, châu Á – Thái Bình Dương là nơi xuất hiện những mâu thuẫn đan xen nhau. Đó là mâu thuẫn lợi ích dân tộc giữa các quốc gia, mâu thuẫn tranh chấp lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố- chủ nghĩa li khai, mâu thuẫn giữa sắc tộc tôn giáo, mâu thuẫn về hệ tư tưởng, vấn đề sử dụng vũ khí của Bình Nhưỡng… đạo điều kiện cho Mĩ nhúng tay vào.
Thứ tư, châu Á – Thái Bình Dương có một quốc gia khổng lồ, to xác, hùng mạnh – Trung Quốc – mong muốn xác lập một trật tự thế giới mới mà nước này làm trung tâm. Điều đó đã đi ngược với lợi ích của Mĩ và một số nước lớn. Trong điều kiện đó, Mĩ cần nhảy vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương để kiềm chế, hạn chế của Trung Quốc tại khu vực cũng như những khu vực khác trên thế giới.


Huỳnh Thanh Mộng

Nhận xét