NGƯỜI THÔNG MINH ỨNG XỬ, GIAO TIẾP THẾ NÀO?

Tại sao có những người đạt được nhiều thành công hơn người khác? Dưới đây là 10 đặc tính của người có trí thông minh cảm xúc cao.
Cách họ ứng xử, giao tiếp của họ có gì khác so với những người còn lại?
Câu trả lời chính là ở trí thông minh cảm xúc (EQ) – khả năng xác nhận và kiểm soát cảm xúc của bản thân cũng như của người khác.
Trí thông minh cảm xúc là thứ mà bạn có thể học hỏi được để quản lý cuộc sống của mình. Dưới đây là 10 đặc tính của người có trí thông minh cảm xúc cao.
1. Cân bằng cuộc sống – công việc
Những người làm việc quá chăm chỉ mà không dành thời gian nghỉ ngơi, hay những người không tập trung vào công việc đều sẽ không đạt được những gì mình muốn.
use-mobile-tech-to-achieve-a-work-life-balance-con-3054-768x432-main
2. Trao quyền cho cộng sự
Tìm đúng đối tác là yếu tố quan trọng của việc đạt được sự cân bằng cảm xúc. Người đó nên là người ổn định, khen ngợi và truyền cảm hứng cho bạn. Họ chỉ có thể làm điều đó nếu bạn cho phép họ bước vào.
3. Tập trung
Dù có phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc thì bạn cũng luôn nên tập trung vào mục tiêu chính của mình và không thay đổi nó cho tới khi đạt được.
4. Sáng tạo
Sự nhàm chán cản trở sự sáng tạo, do đó cũng gây ra những tác động về mặt cảm xúc. Sự sáng tạo cảm xúc thể hiện hiệu quả nhất khi bạn mong muốn hiểu và khám phá người khác một cách tích cực. Những người tò mò một cách tích cực về người khác có xu hướng hình thành những mối quan hệ mạnh mẽ và lâu dài.
5. Lắng nghe trước
Lắng nghe là sự kết hợp giữa sáng tạo cảm xúc và tính kỷ luật. Đó là một dấu hiệu của trí thông minh cảm xúc, và không phải ai trong chúng ta cũng có thể dễ dàng làm được điều này. Ít người có khả năng đủ tò mò thực sự về một người khác và đủ kỷ luật để lắng nghe họ nói 75% thời gian trò chuyện, cũng như chuyển hướng tập trung từ bản thân sang người đó.
6. Năng động và thích nghi
An toàn quá sẽ dẫn tới nhàm chán. Nhàm chán là thứ mà theo thời gian sẽ làm thui chột sự kích thích trí tuệ và thường dẫn tới sự thiếu tự tin – yếu tố gây cản trở cho trí tuệ cảm xúc. Thay đổi và thích nghi có thể là một chất xúc tác mạnh mẽ.
7. Không phải người theo chủ nghĩa hoàn hảo
Chủ nghĩa cầu toàn dẫn đến sự thất vọng cùng cực và những đau khổ về mặt tình cảm. Nó cũng dẫn đến việc đổ lỗi cho người khác khi không đáp ứng được những tiêu chuẩn bạn đặt ra. Đó chính là sự kéo lùi EQ và các mối quan hệ của bạn với người khác.
8. Không chấp nhận câu trả lời đầu tiên
Sử dụng trí tò mò và khả năng lắng nghe để nhẹ nhàng thăm dò, tìm ra giải pháp cho những vấn đề khác nhau. EQ là một trong những cách tốt nhất để xác định các giải pháp và kết hợp những ý tưởng của nhiều người tham gia một cách liền mạch.
9. Bỏ qua những sai lầm quá khứ
Bám víu vào quá khứ, vào những sai lầm của bản thân bạn hay của người khác đều gây ra những đau khổ, giận dữ và sự đổ lỗi.
10. Chuyển tải sự tức giận
Bản thân tức giận không phải là một cảm xúc tiêu cực, mà nó là chất xúc tác mạnh mẽ nhất trong kho cảm xúc của con người. Tuy nhiên, nó nên được kiểm soát và thể hiện bằng những hành động thích hợp – tránh đổ sự tức giận lên mọi người. EQ giúp người ta sử dụng sự tức giận theo đúng cách.
Sưu tầm: Trần Phương Linh

Nhận xét