ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Câu 1: (3,5 điểm)
Tại sao nói toàn
cầu hóa là xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược? Phân tích thời
cơ và thách thức mà xu thế toàn cầu hóa đặt ra cho các quốc gia trên thế giới?
-
Toàn
cầu hóa là xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược bởi vì:
Về
bản chất:
+ Toàn cầu hóa chính là hệ quả từ cuộc cách mạng
khoa học công nghệ. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ xuất hiện từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai (nửa sau thế kỷ XX). Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện trong
những năm 80 của thế kỷ XX.
+ Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên
hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau giữa tất cả các quốc
gia, các khu vực và các dân tộc trên thế giới
Về
biểu hiện, có thể nhận thấy xu thế toàn cầu hóa tác động đến toàn thế giới qua
các đặc điểm sau đây:
+ Sự phát triển nhanh chóng của thương mai quốc
tế;
+ Sự phát triển và tác động to lớn, ảnh hưởng
to lớn của các công ty, các tập đoàn xuyên quốc gia
+ Sự sáp nhập của các công ty thành những tập
đoàn lớn, nhất là những công ty khoa học kỹ thuật nhằm tăng sức cạnh tranh trên
thị trường trong và ngoài nước
+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế,
thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (IMF, WB, WTO, EU, ASEAN, APEC,
ASEM,…). Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết
các vấn đề kinh tế chung của quốc tế và khu vực.
Từ
bản chất và những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa, có thể thấy:
+ Chính nhờ có cách mạng khoa học công nghệ mà
nền sản xuất ở các cường quốc tư bản (Mỹ, Nhật Bản, các nước Tây Âu) tăng lên rất
mạnh mẽ, đạt năng suất và khối lượng sản phẩm rất lớn (do máy móc hiện đại ra đời,
sự hỗ trợ từ các tiến bộ khoa học,…). Trong đó, đặc điểm quan trọng của cuộc
cách mạng khoa học công nghệ là khoa học đóng vai trò tham gia trực tiếp vào sản
xuất, mở đường cho sản xuất phát triển…
+ Từ sự phát triển này, đưa đến một hệ quả là
thương mại quốc tế phát triển nhanh và mạnh (bởi sản xuất ra hàng hóa nhiều thì
phải xuất khẩu, trao đổi giữa các nước);
+ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ có nguồn gốc
từ các nước tư bản chủ nghĩa, xuất phát từ chính nhu cầu sản xuất ở các nước
này mà ra đời… Khi khoa học giúp cho sản xuất phát triển, sản phẩm hàng hóa
tăng lên rất nhiều thì tất yếu dẫn đến việc tích tụ, tập trung sản xuất hàng
hóa quy mô lớn dẫn đến sự ra đời của các công ty, tập đoàn lớn; các công ty nhỏ
ngày càng không thể cạnh tranh nên dần sáp nhập thành các công ty, tập đoàn lớn.
Đây chính là quá trình chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ
nghĩa tư bản độc quyền.
+ Từ đó, dẫn đến xu thế tiếp theo là sự ra đời
của các tổ chức kinh tế, tài chính và quốc tế và khu vực;
+ Từ quá trình tham gia vào thương mại quốc tế,
tham gia vào các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế… các quốc gia,
khu vực trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau, tác động ảnh hưởng lẫn
nhau;
Như
vậy, có thể thấy rõ toàn cầu hóa là xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo
ngược, mang đến nhiều thời cơ, vận hội cho các quốc gia những cũng đặt ra không
ít các vấn đề khó khăn, thách thức.
-
Thời
cơ và thách thức mà xu thế toàn cầu hóa đặt ra cho các quốc gia trên thế giới:
+ Thời cơ:
Xu
thế toàn cầu hóa làm cho các quốc gia xích lại gần hơn, giúp củng cố hòa bình,
giảm thiểu và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh; tăng cường hợp tác, phát triển…
Toàn
cầu hóa thúc đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, đem lại sự tăng
trưởng cao; các quốc gia đang phát triển có thể tận dụng cơ hội từ bên ngoài về
nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm,… để phát triển đất nước, “đi tắt đón
đầu” có thể rút ngắn thời gian…
+ Thách thức:
Các
nước đang phát triển có xuất phát điểm thấp về kinh tế, cơ sở hạ tầng, quy mô nền
kinh tế nhỏ, sức cạnh tranh yếu, tư duy chậm thay đổi…
Từ
đó tạo ra sức ép cho các nước trong cạnh tranh trên trường quốc tế, bởi môi trường
quốc tế còn nhiều mặt bất bình đẳng…
Thách
thức về sử dụng hiệu quả nguồn vốn vai, giữ gìn bản sắc văn hóa…
Do
đó, đòi hỏi các nước phải có sự đổi mới, tìm kiếm cho mình con đường, mô hình
phát triển phù hợp… Bởi nếu không tận dụng được thời cơ thì sẽ bị tụt hậu xa
hơn.
Câu 2: (2,5 điểm)
Cho biết xu thế
phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt? Từ sau sự kiện này,
các quốc gia trên thế giới đã điều chỉnh chiến lược phát triển như thế nào? Tại
sao có sự điều chỉnh như vậy?
-
Xu
thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt:
Sau
khi Chiến tranh lạnh chấm dứt (từ năm 1989), thế giới đã chứng kiến những xu thế
phát triển mới, cụ thể có những xu thế chủ đạo sau:
+ Các quốc gia có sự điều chỉnh trong chiến lược
phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế, lấy kinh tế làm trọng tâm (trung
tâm);
+ Các nước lớn có sự thay đổi trong quan hệ với
nhau, theo hướng đối thoại, hợp tác, tránh đối đầu, xung đột;
+ Hòa bình trở thành xu thế chủ đạo của thế giới,
tuy nhiên nhiều khu vực vẫn còn nội chiến, xung đột, li khai, khủng bố,… đe dọa
đến sự phát triển của các nước và an ninh thế giới…
+ Từ sau Chiến tranh lạnh, thế giới chứng kiến
sự tác động mạnh mẽ của xu thế “toàn cầu hóa”,…
-
Từ
sau sự kiện Chiến tranh lạnh chấm dứt, các quốc gia trên thế giới đã điều chỉnh
chiến lược phát triển, cụ thể:
Về
kinh tế, các quốc gia có sự điều chỉnh trong chiến lược phát triển, tập trung
vào phát triển kinh tế, lấy kinh tế làm trọng tâm (trung tâm); Về đối ngoại, thay
đổi theo hướng đối thoại, hợp tác, tránh đối đầu, xung đột…
Có
sự điều chỉnh như vậy là bởi vì:
+ Các nước ngày càng nhận thức rõ hơn tầm quan
trọng của kinh tế đối với đất nước, kinh tế đóng vai trò quan trọng hàng đầu
trong sức mạnh tổng hợp của quốc gia;
+ Căng thẳng, đối đầu… có thể dẫn đến chiến
tranh thế giới, sẽ làm hao tốn nguồn lực, làm suy yếu đất nước (những gì diễn
ra trong 4 thập kỷ của Chiến tranh lạnh thì có thể thấy rõ);
+ Cùng trong xu thế phát triển của thế giới sau
Chiến tranh lạnh, các nước vấp phải những vấn đề nan giải, có tính toàn cầu (ô
nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, khủng bố,…) không một quốc gia đơn lẻ nào
có thể giải quyết tốt. Cho nên, các quốc gia từ các cường quốc cho đến các nước
đang phát triển có xu hướng tập trung cho phát triển kinh tế, tăng cường đối
thoại, hợp tác với nhau…
Câu 3: (3,0 điểm)
Giải thích tại
sao Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lại có thể phát triển mạnh và chiếm ưu thế
trong phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam những năm 1925 – 1930? Đánh giá vai
trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam.
-
Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong phong trào
dân tộc dân chủ Việt Nam những năm 1925 – 1930 là bởi vì:
+ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc thành lập vào tháng 6/1925. Từ khi thành lập, Hội đã có sự phát
triển mạnh và chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam trong những
năm 1925 – 1930;
+ Đó
là vì Hội đã nêu cao chủ trương:
“…liên hiệp với vô sản giai cấp thế giới để một
mặt đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, chế
độ phong kiến và chủ nghĩa tư bản…”.
Về bản chất, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên là một tổ chức cách mạng mang màu sắc vô sản, hoạt
động chống lại sự đô hộ của thực dân Pháp…
+ Về
thành phần, Hội kết nạp những thanh niên ưu tú, có cảm tình với cách mạng,
giác ngộ cách mạng, có trình độ lý luận…
+ Hội có cơ
cấu tổ chức chặt chẽ, cao nhất là Tổng Bộ, kế tiếp là Kỳ Bộ, Tỉnh Bộ…
hoạt động dựa trên sự theo dõi, chỉ đạo từ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; Hệ thống cơ
sở phát triển rộng khắp cả nước, số lượng Hội viên ngày càng đông (năm 1928 là 300, năm sau tăng lên 1700), nhận được sự ủng
hộ mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân…
+ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có nhiều
hoạt động sôi nổi, có hiệu quả,
tiêu biểu như: mở lớp đào tạo cán bộ
(trong 2 năm 1925 - 1927, huấn luyện được 75 hội viên), cử hội viên ưu tú đi
học tại Liên Xô, Trung Quốc, xuất bản cuốn “Đường Kách mệnh” năm 1927, đặc biệt
là phong trào “Vô sản hóa năm 1928 v.v...
+ Chính vì thế, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
có được niềm tin từ quần chúng, được quần chúng nhân dân, trong đó có giai cấp
công nhân, nhân dân lao động đồng tình, hưởng ứng…
+ Chính những yếu tố đó giúp cho Hội phát triển
mạnh, và từ sự phát triển này đã giúp Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chiếm một
thế đứng quan trọng trong lòng cách mạng từ khi thành lập (1925) cho đến khi
phân hóa, phát triển thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Vai
trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam:
+ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức
tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam; Hội đã có vai trò to lớn trong quá trình
chuẩn bị thành lập Đảng;
+ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã thúc đẩy
thời cơ thành lập Đảng sớm chín muồi:
Thông
qua rất nhiều hoạt động sôi nổi, hiệu quả, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã
tuyên truyền lý luận về giải phóng dân theo con đường cách mạng vô sản, quan điểm
cách mạng của Nguyễn Ái Quốc,… đã nâng cao ý thức chính trị và sự giác ngộ cách
mạng cho giai cấp công nhân và nhân dân yêu nước Việt Nam; thúc đẩy phong trào
công nhân ngày càng phát triển, chuyển dần sang “tự giác”, dẫn tới sự ra đời của
3 tổ chức cộng sản trong năm 1929. Ba tổ chức này sau đó đã hợp nhất thành Đảng
Cộng sản Việt Nam…
+ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã chuẩn bị
mọi mặt về tổ chức, lực lượng để thành lập Đảng:
Bên
cạnh 3 tổ chức cộng sản ra đời và sau đó phân hóa, rồi hợp nhất thành Đảng Cộng
sản Việt Nam, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã đóng vai trò tích cực trong
việc đào tạo cán bộ (cử thanh niên ưu tú đi học ở Liên Xô, Trung Quốc) để tham
gia lãnh đạo phong trào cách mạng; là nơi hình thành lớp thế hệ cán bộ tuyên
phong của Đảng, đóng vai trò hạt nhân dẫn dắt các hoạt động của Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên cũng như của Đảng sau này…
Câu 4: (3,5 điểm)
Tại sao nói: Thời
cơ trong Cách mạng tháng Tám là thời cơ ngàn năm có một? Đảng Cộng sản Đông
Dương, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân chop thời cơ, giành chính quyền
thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 như thế nào?
-
Thời
cơ trong Cách mạng tháng Tám là thời cơ ngàn năm có một là bởi vì:
Đây là thời điểm hội tụ đầy đủ nhất những
điều kiện thuận lợi cả về chủ quan và khách quan để nhân dân ta nổi dậy tổng khởi
nghĩa giành chính quyền thắng lợi.
Thời cơ trên chỉ tồn tại trong một thời
gian ngắn (khoảng 15 ngày), từ ngày phát xít Nhật đầu hàng cho đến trước ngày
quân đội các nước Đồng minh vào nước ta (6/9/1945 theo quy định của Hội nghị Pốt
đam);
Nếu nổi dậy tổng khởi nghĩa khi quân Nhật
chưa đầu hàng thì nhân dân ta phải đổ nhiều máu do phát xít Nhật còn mạnh, hơn
nữa chưa chắc đã thành công; trong khi Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ
trương hạn chế đổ máu đến mức thấp nhất.
Còn nếu như nhân dân ta nổi dậy tổng khởi
nghĩa sau khi quân Đồng minh đã vào nước ta thì nhân dân ta phải đối mặt với
nhiều kẻ thù. Khi đó, thành quả cách mạng sẽ rơi vào tay quân Đồng minh, dân
nhân ta phải tiếp tục chịu kiếp nô lệ.
Vì vậy, muốn giành lại độc lập phải nổi
dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong khoảng 15 ngày ngắn ngủi nói trên.
-
Đảng
Cộng sản Đông Dương, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân chóp thời cơ,
giành chính quyền thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945:
Chính
vì nhận thức rõ thời cơ trong Cách mạng tháng Tám là thời cơ ngàn năm có một,
nên Đảng Cộng sản Đông Dương, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân chóp thời
cơ, giành chính quyền thắng lợi, thể hiện qua những sự kiện tiêu biểu sau:
+
Thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và việc ra Quân lệnh số một của Ủy
ban khởi nghĩa toàn quốc:
Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật tuyên bố đầu
hàng không điều kiện quân Đồng minh, mở ra thời cơ ngàn năm có một cho cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.
Nhưng không đợi đến khi quân Nhật đầu
hàng, trước đó khi nhận thấy khả năng quân Nhật sẽ thất bại và đầu hàng Đồng
minh, Trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh đã quyết định thành lập Ủy ban khởi
nghĩa toàn quốc vào ngày 13/8/1945.
23 giờ cùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa toàn
quốc đã ra Quân lệnh số 1, chính thức phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước.
+
Hội nghị toàn quốc của Đảng (14 – 15/8/1945):
Thông qua các kế hoạch lãnh đạo cuộc tổng
khởi nghĩa, đề ra chính sách đối nội, đối ngoại của đất nước khi giành được
chính quyền.
Đây là một Hội nghị lịch sử, góp phần to
lớn làm nên thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa.
+
Đại hội quốc dân do Tổng bộ Việt Minh triệu tập (16 – 17/8/1945):
Tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của
Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc
do Hồ Chí Minh đứng đầu.
Với ý nghĩa và tầm vóc vô cùng to lớn, Đại
hội quốc dân được xem là Hội nghị Diên Hồng của thế kỷ XX.
Câu 5: (2,5 điểm)
Chứng minh rằng:
Sau chiến thắng Biên giới thu – đông 1950, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp của nhân dân ta có bước phát triển mới.
Lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược, ta chủ động mở một chiến dịch tiến công lớn nhằm vào
tuyến phòng thủ mạnh của địch.
Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới 1950
đã khai thông con đường biên giới giữa nước ta với Trung Quốc và các nước xã hội
chủ nghĩa. Sau chiến thắng Biên giới thu – đông 1950, lần lượt Liên Xô, Trung
Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ta đã thoát khỏi tình trạng cô lập, đồng thời nhận được sự
ủng hộ của phe xã hội chủ nghĩa, cuộc kháng chiến được tăng cường thêm một nguồn
lực mới rất quan trọng…
Là bước đi quan trọng thực hiện đường lối
kháng chiến được đề ra từ những ngày đầu là “Toàn
dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”.
Quân đội ta trưởng thành và giành được
thế chủ động trên chiến trường chính là Bắc Bộ (cũng có nhiều tài liệu ghi là Bắc
Đông Dương), tạo thêm bước đà cho những thắng lợi về sau.
Sau chiến dịch Biên giới, thế chủ động
trên chiến trường chính được quân ta tiếp tục giữ vững qua các chiến dịch quân
sự từ cuối 1950 đến xuân hè 1953.
Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ,
Đảng ta chủ trương tiến hành kháng chiến qua 3 giai đoạn: cầm cự, phòng ngự và
tổng phản công.
Chiến thắng Biên giới, ta chuyển sang bước
phản công. Từ đó, mở ra giai đoạn mới của cuộc kháng chiến.
Câu 6: (3,0 điểm)
Những sự kiện
nào đã mở ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 –
1975)? Phân tích làm rõ tính chất bước ngoặt của những sự kiện đó?
Những
sự kiện nào đã mở ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954
– 1975):
-
Thắng
lợi quân sự:
+ Phong trào Đồng khởi (1959 – 1960): thắng lợi của
phong trào đã chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công;
chuyển từ đấu tranh chính trị là chủ yếu sang đấu tranh chính trị kết hợp vũ
trang trực diện với kẻ thù; mở ra thời kỳ khủng hoảng của chế độ Sài Gòn; đánh
dấu sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”,…
+
Chiến dịch đông – xuân 1964 – 1965 với chiến thắng Bình Giã và Chiến dịch xuân – hè 1965 với các chiến thắng
An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước):
là những chiến dịch có quy mô lớn, cho thấy sự trưởng thành của lực lượng vũ
trang; làm cho từng đơn vị lớn của địch bị tiêu diệt, bị thiệt hại nặng; quân đội
Sài Gòn đứng trước nguy cơ tan rã; buộc Mỹ trực tiếp đưa quân đội Mỹ vào tham
chiến trong Chiến tranh cục bộ.
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
1968:
ta đã tiến công và nổi dậy ở 37 trong tổng số 44 tỉnh ở miền Nam, 4 trong 6 đô
thị lớn; đã giành thắng lợi to lớn khi loại khỏi vòng chiến đấu của hàng chục
nghìn tên địch, phá hủy một khối lượng lớn vật chất và phương tiện chiến tranh
của chúng; làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ; là thắng lợi quân sự quyết
định làm thất bại Chiến tranh cục bộ; Mỹ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền
Bắc, chấp nhận đi đến đàm phán với ta tại bàn hội nghị Paris.
+ Cuộc tiến công chiến lược Xuân Hè 1972: quân
dân ta đã tiến công vào 3 tuyến phòng thủ trọng yếu của địch tại Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu của hàng chục vạn tên địch, gây thiệt hại
lớn về vật chất cho chúng… Là thắng lợi quân sự quyết định làm thất bại chiến
lược Việt Nam hóa chiến tranh, góp phần buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris.
+ Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
(12/1972): quân và dân miền Bắc
đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng… (18
đến ngày 29) ; đã bắn rơi 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 chiếc B52, 5 chiếc
F111, bắt sống 43 phi công… Là thắng lợi quân sự quyết định buộc Mỹ phải ký kết
Hiệp định Paris.
-
Thắng
lợi ngoại giao:
+ Bắt đầu đàm phán với Mỹ tại Hội nghị Paris: tháng 5/1968 bắt
đầu đàm phán 2 bên, đến tháng 1/1969 bắt đầu đàm phán 4 bên. Ta đã đấu tranh quyết liệt, mũi nhọn đấu tranh của ta là
tập trung vào hai vấn đề mấu chốt là : đòi quân Mỹ và quân Đồng minh rút khỏi
miền Nam Việt Nam; tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam cũng
như tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam.
+ Ký kết Hiệp định Paris: là một thắng lợi
lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn
toàn miền Nam; Với Hiệp định Paris, Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản
của nhân dân ta; cam kết rút quân đội nước mình và quân Đồng minh ra khỏi nước
ta, thay đổi so sánh lực lượng thay đổi mau lẹ hoàn toàn có lợi cho ta; Sau Hiệp
định Paris, chính quyền Sài Gòn suy yếu và mất chỗ dựa, chúng ngày càng yếu về
vật chất và suy sụp về chính trị, tinh thần; ta thực hiện một bước quan trọng
nhiệm vụ là “Đánh cho Mỹ cút”; Vấn đề lúc này là ta phải nhanh chóng chớp lấy
thời cơ để tiến lên lật đổ chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam.
Câu 7: (2 điểm)
“Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc
nhất của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển của
cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam”.
Bằng kiến thức lịch
sử chọn lọc hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Sau Đại thắng mùa xuân 1975, Tổ quốc Việt
Nam về mặt lãnh thổ đã thống nhất nhưng về
mặt nhà nước vẫn chưa thống nhất khi hai miền vẫn tồn tại hai hình thức
nhà nước khác nhau. Thực tế trên trái với nguyện vọng và tình cảm thiêng liêng
của nhân dân hai miền Bắc – Nam… Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước
về mặt Nhà nước. Nghị quyết của Đảng nêu rõ: “Thống nhất đất nước vừa là nguyện
vọng tha thiết bậc nhất của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự
phát triển của cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam”.
Tháng
11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại
Sài Gòn; 4/1976, cuộc Tổng tuyển cử đã diễn ra trong cả nước. Hơn 23 triệu cử
tri (chiếm hơn 98% tổng số cử tri cả nước) đã đi bỏ phiếu và bầu ra 492 đại biểu.
Từ
24/6 – 3/7/1976, Quốc hội khóa VI, họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội. Kỳ họp đã quyết
định tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (bắt đầu từ ngày 2/7/1976),
Quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, Thủ đô là Hà Nội, thành
phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh…
Từ đây, việc hoàn thành thống nhất trên
tất cả các mặt sẽ gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ
nghĩa trong phạm vi cả nước; tạo nên những tiền đề chính trị cơ bản để phát huy
sức mạnh toàn diện đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ
nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với
các nước trên thế giới…
Cũng như trong năm 1946 khi có chủ
trương tổng tuyển cử, nhân dân cả nước đã hăng hái tham gia bỏ phiếu bầu Quốc hội
thì lần này, khi có chủ trương thống nhất đất nước về mặt Nhà nước thì nhân dân
cả nước từ Bắc đến Nam đã thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, ý chí, khát vọng
thống nhất nước nhà, đã tham gia bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa mới. Tinh thần ấy
thể hiện ở việc có đến hơn 23 triệu cử tri, chiếm hơn 98% tổng số cử tri cả nước
đã đi bỏ phiếu.
Như
vậy, từ việc cử tri cả nước tham gia bầu cử, cho đến những quyết định đúng đắn,
sáng suốt của Quốc hội khóa VI đã thể hiện rõ “Thống nhất đất nước vừa là nguyện
vọng tha thiết bậc nhất của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự
phát triển của cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam”.
Nguyễn Duy Khánh
Nhận xét
Đăng nhận xét