TÌM HIỂU VỀ KỲ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT
VÀ MÔN THI LỊCH SỬ
I.
Về Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông Việt Nam
1.
Mục đích
- Thi chọn học sinh giỏi
nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy "năng lực
sáng tạo", dạy giỏi, học giỏi
- Góp phần thúc đẩy việc
cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo
của các cấp quản lý giáo dục
- Phát hiện người học
có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo
nhân tài cho địa phương, đất nước.
- Chọn học sinh giỏi cấp
quốc gia bậc học trung học phổ thông của Việt Nam.
- Chọn đội tuyển dự thi
Olympic quốc tế trong số những người đạt giải cao nhất
2.
Thời gian, địa điểm tổ chức kỳ thi
- Được tổ chức vào
tháng 1 hằng năm.
- Kỳ thi chọn học sinh
giỏi quốc gia có 02 buổi thi cho các môn có thi quốc tế, 01 buổi thi cho các
môn còn lại, riêng các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học có thêm 01 buổi thi thực
hành, các môn Ngoại ngữ có thêm 01 buổi thi nói.
- Thời gian làm bài thi
là 180 phút.
- Kỳ thi được tổ chức
thi tại đơn vị dự thi hoặc các đơn vị dự thi liên kết tổ chức thi chung tại một
địa điểm.
3.
Môn thi và nội dung thi
- Các môn thi gồm
có: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc.
- Nội dung thi được thực
hiện theo hướng dẫn nội dung dạy học các môn chuyên trường trung học phổ thông
chuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, áp dụng từ năm học 2001-2002.
4.
Đối tượng tham gia
- Đối tượng dự thi là học
sinh đang là học sinh cấp THPT ở Việt Nam đã tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi
cấp cơ sở (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và một số trường THPT chuyên thuộc các trường Đại học) và được chọn
vào đội tuyển của đơn vị dự thi.
- Đối với kỳ thi chọn học
sinh giỏi quốc gia, đội tuyển mỗi môn thi của từng đơn vị dự thi có tối đa 06
thí sinh (Hà Nội tối đa 12 thí sinh). Các đội tuyển có không dưới 06 thí sinh dự
thi (Hà Nội không dưới 12 thí sinh) và có 80% số thí sinh trở lên đoạt giải
trong 02 kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp ngay trước năm tổ chức kỳ
thi, được Bộ GD&ĐT tạo
xét tăng đến tối đa 10 thí sinh (Hà Nội tối đa 20 thí sinh).
- Từ 2006 trở về trước,
các đơn vị dự thi được sắp xếp vào hai bảng A và B. Bảng A được dành cho cho
đơn vị có truyền thống bồi dưỡng học sinh giỏi, bảng B được dành cho các đơn vị
còn lại. Đề thi bảng A nói chung khó hơn đề thi bảng B. Hiện nay, để bảo đảm
tính công bằng và để chọn ra học sinh thực sự giỏi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
huỷ bỏ cơ chế chia bảng. Tất cả các thí sinh ở các tỉnh thành đều làm chung một
đề.
5.
Ban giám khảo và cán bộ coi thi
- Ban giám khảo:
+ Trưởng ban là lãnh đạo
Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục;
+ Phó Trưởng ban là Phó
Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục hoặc lãnh đạo Vụ Giáo
dục Trung học;
+ Các giám khảo là các
chuyên gia khoa học, chuyên viên, giảng viên có uy tín khoa học và năng lực
chuyên môn ở một số đại học, học viện, trường đại học, cơ quan, cơ sở giáo dục ở
Trung ương. Mỗi môn thi có một Trưởng môn chấm thi phụ trách.
- Cán bộ coi thi là các
giáo viên trung học phổ thông của các tỉnh. Cán bộ coi thi tỉnh này được cử
đi coi thi tỉnh khác.
6.
Giải thưởng và quyền lợi người đạt giải
- Có các giải thưởng
sau: giải Nhất, giải Nhì, giải Ba và giải Khuyến khích. Chỉ xếp giải cá nhân
theo từng môn thi.
- Người đạt các giải Nhất,
Nhì, Ba, Khuyến khích trong kỳ thi này được Bộ GD&ĐT cấp
bằng chứng nhận Học sinh giỏi cấp quốc gia THPT.
- Những thí sinh đạt giải
Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi này được đăng kí xét tuyển thẳng vào trường đại học có khối ngành phù hợp với môn đã dự thi.
- Những thí sinh đạt giải
Khuyến khích trong kỳ thi này được đăng kí xét tuyển thẳng vào trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp nào có khối
ngành phù hợp với môn đã dự thi.
Những
nội dung trên là do Bộ GD&ĐT quy định, các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn tại
các địa chỉ dưới đây:
II.
Về môn thi Lịch sử trong kỳ thì chọn học sinh giỏi quốc gia
1.
Thí sinh đạt giải môn Lịch sử trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia sẽ được các
quyền lợi sau:
- Được cấp giấy chứng
nhận học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử.
- Được tuyển đẳng đại học
(đối với giải nhất, nhì, ba) và cao đẳng (đối với giải khuyến khích), về các
ngành tuyển thẳng, các bạn xem tại đây: https://tuyensinh.uit.edu.vn/sites/default/files/201703/603_bgddt_gddh.pdf
- Được nhận giấy khen của
Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCSHCM.
- Được dự lễ tuyên
dương học sinh giỏi quốc gia tại Văn miếu Quốc tử giám do Hội Khoa học Lịch sử
Việt Nam tổ chức.
- Và các chính sách
tuyên dương, khen thưởng khác của địa phương và trường đang theo học.
2.
Cấu trúc đề thi:
- Trước năm 2006, đề
thi được chia làm hai bảng A và B, mỗi bảng đều có hai phần Lịch sử Việt Nam và
Lịch sử thế giới, số lượng câu hỏi của mỗi phần thay đổi theo từng năm. Riêng
năm 2006, đề thi vẫn chia làm hai bảng nhưng không chia làm hai phần Lịch sử Việt
Nam và Lịch sử thế giới, và cả đề có 5 câu hỏi.
- Từ năm 2007 đến nay,
tất cả các thí sinh đều làm chung một đề thi gồm 7 câu hỏi, trong đó có 5 câu hỏi
về lịch sử Việt nam và 2 câu hỏi về lịch sử thế giới.
Xem đề thi các năm tại:
https://chuadaohaitac.blogspot.com/2017/06/e-thi-hoc-sinh-gioi-quoc-gia-mon-lich.html
3.
Nội dung ôn thi
- Lịch sử thế giới từ
nguồn gốc đến nay, trong đó tập trung vào lịch sử thế giới cận đại và hiện đại
(từ thế kỷ XVI đến năm 2000)
- Lịch sử Việt Nam từ
nguồn gốc đến nay, trong đó tập trung vào lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến năm
2000.
Những nội dung đã được
ra trong đề thi học sinh giỏi quốc gia từ năm 1997 đến năm 2007, các bạn xem tại
địa chỉ sau:
4.
Mức độ câu hỏi trong đề thi
- Có 3 mức độ câu hỏi
trong đề thi:
+ Biết: nêu, trình bày,
liệt kê, tóm tắt
+ Hiểu: lý giải, phân
tích, chứng minh, so sánh
+ Vận dụng: đánh giá,
nhận xét, liên hệ, phát biểu ý kiến
- Các câu hỏi thường kết
hợp nhiều mức độ với nhau, trong đó chủ yếu là câu hỏi về hiểu và vận dụng.
Vd:
Câu hỏi: Trình bày và
phân tích nguyên nhân của sự phát triển kinh tế của Mỹ và Nhật Bản sau Chiến
tranh thế giới thứ hai.
Từ đấy anh (chị) hãy
phát biểu nhận thức của mình về bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
(Đề thi HSGQG năm 1997,
bảng A)
Phân tích câu hỏi:
Trong câu hỏi này,
trình bày nguyên nhân phát triển của kinh tế Mỹ và Nhật Bản là ở mức độ biết, (các
nguyên nhân đã được học), nhưng phân tích, làm rõ các nguyên nhân là ở mức độ
hiểu (mỗi nguyên nhân cần phải được chứng minh bằng các ví dụ).
Phát biểu ý kiến về chủ
nghĩa tư bản là mức độ vận dụng (vận dụng sự hiểu biết của mình về đặc điểm riêng
của hai nước điển hình trong hệ thống TBCN để nói lên được đặc điểm chung của cả
hệ thống).
5.
Tài liệu ôn thi
- Tài liệu ôn thi chủ yếu
là sách khoa khoa (SGK) môn Lịch sử từ lớp 10 đến lớp 12, cơ bản và nâng cao.
- Ngoài ra, các bạn
tham khảo thêm SGK môn Lịch sử từ lớp 4 đến lớp 9, vì có những kiến thức trong
những sách này mà sách giáo khoa THPT không có hoặc không đi sâu như:
+ Diễn biến các cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm (SGK Lịch sử lớp 4, lớp 6 và lớp 7)
+ Khái quát về xã hội
phong kiến trung đại (SGK Lịch sử lớp 7)
+ Khái quát về phong
trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai (SGK Lịch sử lớp 9)
+ Các thuật ngữ lịch sử
(SGK Lịch sử lớp 6, 7, 8, 9)
- Cuối cùng là các tài
liệu học tốt, tài liệu tham khảo, tài liệu luyện thi tốt nghiệp THPT, đại học,
học sinh các cấp mà các bạn có thể mua ở nhà sách hay tìm trên mạng.
- Ngoài các tài liệu
trên, bạn phải thường xuyên theo dõi thời sự để nắm bắt tin tức, sự kiện, các vấn
đề trong nước và quốc tế để vận dụng vào bài thi.
- Chú ý: đề thi không
đưa ra những câu hỏi có nội dung kiến thức là những thông tin không chính thống,
hoặc đang gây tranh cãi, những câu hỏi về đời tư của các nhân vật lịch sử.
CHÚC CÁC BẠN ÔN THI THẬT HIỆU QUẢ!
WtranacKnutho_1982 Max Mullen https://wakelet.com/wake/MTNND84GAC-d4tdIAetvs
Trả lờiXóafranovthrontha
trepin0neri Lori Nance Camtasia Studio
Trả lờiXóaKaspersky AntiVirus
Movavi Video Editor
tersdediscse